Tóm tắt Lý thuyết Hệ sinh thái
<div id="11">
<h2>I. Thế nào là hệ sinh thái?</h2>
</div>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/23122022/ly-thuyet-he-sinh-thai-1-F2Gt7X.jpg" /></p>
<p><u>Ví dụ về hệ sinh thái:</u></p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/23122022/ly-thuyet-he-sinh-thai-2-VWvvxq.jpg" /></p>
<p>Các kiến thức cần ghi nhớ:</p>
<p>-) Thành phần vô sinh có trong hệ sinh thái: đất, nước, nhiệt độ …</p>
<p>-) Thành phần hữu sinh có trong hệ sinh thái: động vật, thực vật, vi sinh vật …</p>
<p>-) Lá và cây mục là thức ăn của vi khuẩn, nấm …</p>
<p>-) Cây rừng có ý nghĩa là thức ăn, nơi ở của các loài động vật khác nhau …</p>
<p>-) Động vật rừng có ảnh hưởng tới thực vật như: động vật ăn thực vật, giúp thụ phấn, phát tán và xác động vật chết là nguồn dinh dưỡng cho thực vật.</p>
<p>-) Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì mất nguồn thức ăn, nơi ở và làm cho khí hậu, môi trường sống thay đổi.</p>
<p>-) Hệ sinh thái:</p>
<p> + Gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh).</p>
<p> + Các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường 1 thể thống nhất tương đối ổn định.</p>
<p>-) Hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm:</p>
<p> + Thành phần vô sinh: đất, đá, mùn hữu cơ …</p>
<p> + Thành phần hữu cơ:</p>
<p> +) Sinh vật sản xuất: thực vật</p>
<p> +) Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn hoặc ký sinh trên thực vật, động vật ăn thịt hoặc kí sinh trên động vật</p>
<p> +) Sinh vật phân giải</p>
<p>Một số ví dụ về hệ sinh thái: </p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/23122022/ly-thuyet-he-sinh-thai-3-ccZWzh.jpg" /></p>
<div id="12">
<h2>II. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn</h2>
</div>
<p>Các sinh vật trong hệ sinh thái có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng tạo nên các chuỗi và lưới thức ăn.</p>
<p><strong>1. Thế nào là một chuỗi thức ăn?</strong></p>
<p>- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.</p>
<p>- Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là 1 mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.</p>
<p>- Ví dụ về chuỗi thức ăn:</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/23122022/ly-thuyet-he-sinh-thai-4-xS74He.jpg" /></p>
<p><strong>2. Thế nào là lưới thức ăn</strong></p>
<p>Ví dụ: </p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/23122022/ly-thuyet-he-sinh-thai-5-Vj6DUH.jpg" /></p>
<p>-) Sâu ăn lá cây tham gia vào các chuỗi thức ăn sau:</p>
<p> + Cây gỗ → sâu ăn lá cây → bọ ngựa (chuột, cầy)</p>
<p> + Cây cỏ → sâu ăn lá cây → bọ ngựa (chuột, cầy)</p>
<p>-) Dựa vào mắt xích sâu ăn lá cây có thể ghép thành 1 lưới thức ăn như sau:</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/23122022/ly-thuyet-he-sinh-thai-6-ZZliXY.jpg" /></p>
<p>Nhận xét: trong tự nhiên, 1 loài sinh vật không chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn mà đồng thời tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.</p>
<p>Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn. </p>
<p>Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm 3 thành phần:</p>
<p>-) Sinh vật sản xuất</p>
<p>-) Sinh vật tiêu thụ</p>
<p>-) Sinh vật phân giải</p>
<p>Vai trò của các sinh vật trong lưới thức ăn:</p>
<p>-) Sinh vật sản xuất: tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (thực vật, tảo …)</p>
<p>-) Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn hoặc kí sinh trên thực vật, động vật ăn hoặc kí sinh trên động vật: sử dụng các chất hữu cơ</p>
<p>-) Sinh vật phân giải: gồm vi khuẩn, nấm … phân giải các chất hữu cơ (xác động vật, thực vật …) thành các chất vô cơ</p>
<p>Có sự tuần hoàn vật chất kèm theo năng lượng trong hệ sinh thái.</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/23122022/ly-thuyet-he-sinh-thai-7-sHq0dS.jpg" /></p>
<p><strong>* Lưu ý:</strong> có 2 dạng chuỗi thức ăn</p>
<p>Mở đầu bằng sinh vật sản xuất:</p>
<p>Ví dụ: cỏ - sâu – chim sâu – cầy – đại bàng – vi khuẩn</p>
<p>Mở đầu bằng sinh vật phân hủy:</p>
<p>Ví dụ: <span style="font-family: -apple-system, BlinkMacSystemFont, 'Segoe UI', Roboto, Oxygen, Ubuntu, Cantarell, 'Open Sans', 'Helvetica Neue', sans-serif;">Mùn bã hữu cơ – giun đất – gà – quạ - vi khuẩn.</span></p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài