Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 12 / Sinh học / Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
Hướng dẫn giải bài 2 (trang 180, SGK Sinh học lớp 12)
<p>Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì? Hãy lấy ví dụ minh họa các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.</p>
<p><strong>Lời giải:</strong></p>
<p>Các đặc trưng cơ bản của quần xã</p>
<p> * Đặc trưng về thành phần loài: biểu hiện qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng cá thể của mỗi loài, loài ưu thế và loài đặc trưng.</p>
<p> - Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng. Ví dụ:</p>
<p> + Quần xã rừng thông với loài cây thông là loài chiếm ưu thế trên tán rừng, các cây khác chỉ mọc lẻ tẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của cây thông.</p>
<p> + Trong quần xã ao có loài cá mè là loài ưu thế khi số lượng cá mè lớn hơn hẳn so với các loài khác.</p>
<p> - Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Ví dụ:</p>
<p> + Cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Phú Thọ</p>
<p> + Cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh.</p>
<p> * Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian: tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài, có xu hướng giảm cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả nguồn sống của môi trường.</p>
<p> - Quần xã phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng. Ví dụ:</p>
<p> + Rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã.</p>
<p> + Sinh vật phân bố theo độ sâu của nước biến, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loài.</p>
<p> - Quần xã phân bố cá thể theo chiều ngang. Ví dụ:</p>
<p> + Ở quần xã biển, vùng gần bờ thành phần sinh vật rất phong phú, ra khơi xa số lượng các loài ít dần.</p>
<p> + Trên đất liền, thực vật phân bố thành những vành đai, theo độ cao của nền đất.</p>
<div class="ads_ads ads_2"> </div>