Bài 4. Các nguyên tố hóa học và nước
Dừng lại và suy ngẫm (Trang 27 SGK Sinh học 10, Bộ Kết nối tri thức)
<p><strong>Dừng lại v&agrave; suy ngẫm (Trang 27 SGK Sinh học 10, Bộ Kết nối tri thức):</strong></p> <p><strong>1. Cấu tr&uacute;c h&oacute;a học của nước quy định c&aacute;c t&iacute;nh chất vật l&iacute; n&agrave;o?</strong></p> <p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p> <p>- Cấu tr&uacute;c h&oacute;a học của nước: Mỗi ph&acirc;n tử nước c&oacute; một nguy&ecirc;n tử oxygen li&ecirc;n kết với hai nguy&ecirc;n tử hydrogen bằng li&ecirc;n kết cộng h&oacute;a trị. Nguy&ecirc;n tử oxygen c&oacute; khả năng h&uacute;t điện nhiều hơn so với hydrogen. Do vậy, trong ph&acirc;n tử nước, nguy&ecirc;n tử hydrogen sẽ t&iacute;ch điện (+), c&ograve;n oxygen t&iacute;ch điện (-) tạo cho nước c&oacute; t&iacute;nh ph&acirc;n cực.</p> <p>- Cấu tr&uacute;c h&oacute;a học của nước quy định c&aacute;c t&iacute;nh chất vật l&iacute; sau:</p> <p>+ Sức căng bề mặt lớn: Nhờ t&iacute;nh ph&acirc;n cực, c&aacute;c ph&acirc;n tử nước c&oacute; thể li&ecirc;n kết với nhau bằng li&ecirc;n kết hydrogen n&ecirc;n c&aacute;c ph&acirc;n tử nước ở nơi bề mặt tiếp x&uacute;c với kh&ocirc;ng kh&iacute; li&ecirc;n kết chặt với nhau tạo n&ecirc;n sức căng bề mặt.</p> <p>+ Nhiệt dung ri&ecirc;ng cao: C&aacute;c ph&acirc;n tử nước li&ecirc;n kết với nhau bằng rất nhiều li&ecirc;n kết hydrogen n&ecirc;n phải cung cấp một lượng nhiệt lớn mới c&oacute; thể l&agrave;m tăng nhiệt độ của nước.</p> <p><strong>2. Nước c&oacute; vai tr&ograve; như thế n&agrave;o trong tế b&agrave;o?</strong></p> <p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p> <p>Nước c&oacute; c&oacute; tr&ograve; đặc biệt quan trọng đối với tế b&agrave;o:</p> <p>- Nước l&agrave; th&agrave;nh phần chủ yếu cấu tạo n&ecirc;n tế b&agrave;o v&agrave; cơ thể.</p> <p>- Nhờ c&oacute; t&iacute;nh ph&acirc;n cực n&ecirc;n nước c&oacute; khả năng h&ograve;a tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế b&agrave;o.</p> <p>- Nước l&agrave; nguy&ecirc;n liệu v&agrave; m&ocirc;i trường của nhiều phản ứng sinh h&oacute;a diễn ra trong tế b&agrave;o.</p> <p>- Nước g&oacute;p phần định h&igrave;nh cấu tr&uacute;c kh&ocirc;ng gian của nhiều ph&acirc;n tử hữu cơ trong tế b&agrave;o, đảm bảo cho ch&uacute;ng thực hiện c&aacute;c chức năng sinh học, g&oacute;p phần điều h&ograve;a nhiệt độ tế b&agrave;o v&agrave; cơ thể.</p> <p><strong>3. Tại sao hằng ng&agrave;y ch&uacute;ng ta cần phải uống đủ nước?</strong></p> <p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p> <p>Hằng ng&agrave;y ch&uacute;ng ta cần phải uống đủ nước l&agrave; v&igrave;:</p> <p>- Nước c&oacute; vai tr&ograve; quan trọng đối với cấu tạo v&agrave; sự hoạt động chức năng của cơ thể. Cơ thể lu&ocirc;n phải duy tr&igrave; một mức c&acirc;n bằng nước ổn định, nếu thiếu nước cơ thể kh&ocirc;ng thể hoạt động sống b&igrave;nh thường.</p> <p>- Trong khi đ&oacute;, lượng nước khi lấy v&agrave;o cơ thể sẽ được tế b&agrave;o sử dụng hoặc đ&agrave;o thải ra ngo&agrave;i bởi c&aacute;c hoạt động b&agrave;i tiết qua nước tiểu, ph&acirc;n, mồ h&ocirc;i,&hellip; dẫn đến t&igrave;nh trạng thiếu hụt nước trong cơ thể. Bởi vậy, để đảm bảo c&acirc;n bằng nước ổn định, ch&uacute;ng ta cần uống đủ nước mỗi ng&agrave;y.</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài