Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 11 / Lịch sử / Bài 16. Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
Bài 16. Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
Hướng dẫn Giải Câu hỏi 3 (Trang 86, SGK Lịch sử lớp 11)
<p><em><strong>- Nêu những diễn biến chính của phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 20 của thế kỉ XX.</strong></em></p>
<p><em><strong>- Lập niên biểu về phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 30 của thế kỉ XX.</strong></em></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Trả lời:</strong></em></span></p>
<p>* Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX trải qua 2 giai đoạn chính:</p>
<p>+) Giai đoạn 1:</p>
<p>Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với sự phát triển của phong trào độc lập dân tộc, giai cấp công nhân,chủ nghĩa Mác-Lê-nin được truyền bá rộng rãi ở Inđônêxia. Điều kiện đó đã đưa đến sự thành lập Đảng Cộng sản Inđônêxia (tháng 5/1920).</p>
<p>Vai trò Đảng Cộng sản Inđônêxia (tháng 5/1920):</p>
<p> + Lãnh đạo cách mạng, tập hợp quần chúng.</p>
<p> + Đưa cách mạng phát triển, lan rộng ra khắp cả nước.</p>
<p> + Tiêu biểu: Khởi nghĩa vũ trang Giava và Xumatơra (1926 - 1927)</p>
<p>Mặc dù thất bại song làm rung chuyển nền thống trị của thực dân Hà Lan.</p>
<p>+) Giai đoạn 2:</p>
<p>- Năm 1927: Quyền lãnh đạo phong trào cách mạng chuyển sang Đảng dân tộc Inđônêxia (của giai cấp tư sản)đứng đầu là Acmét Xucácnô.</p>
<p>- Chủ trương, đường lối đấu tranh:</p>
<p> + Đoàn kết với các lực lượng dân tộc, chống đế quốc</p>
<p> + Đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, không bạo lực, bất hợp tác với chính quyền thực dân.</p>
<p> + Đường lối này giống với đường lối của Đảng Quốc đại:</p>
<p> + Đòi độc lập.</p>
<p>* Niên biểu về phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 30 của thế kỉ XX:</p>
<table style="border-collapse: collapse; width: 99.9289%;" border="1">
<tbody>
<tr>
<td style="width: 13.7255%; text-align: center;"><strong>Thời gian</strong></td>
<td style="width: 50.2721%; text-align: center;"><strong>Sự kiện chính</strong></td>
<td style="width: 36.0024%; text-align: center;"><strong>Kết quả</strong></td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 13.7255%; text-align: center;">1933</td>
<td style="width: 50.2721%; text-align: center;">Khởi nghĩa của các thủy binh ở cảng Su-ra-bay-a</td>
<td style="width: 36.0024%; text-align: center;">Bị đàn áp, Đảng dân tộc bị đặt ngoài vòng pháp luật.</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 13.7255%; text-align: center;">12/1939</td>
<td style="width: 50.2721%; text-align: center;">Liên minh chính trị Indonesia, đứng đầu là Xu-các-nô triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân để biểu thị sức mạnh đoàn kết và thống nhất dân tộc.</td>
<td style="width: 36.0024%; text-align: center;">Thông qua Nghị quyết về ngôn ngữ, quốc kì (cờ màu đỏ và trắng, quốc ca).</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 13.7255%; text-align: center;">09/1941</td>
<td style="width: 50.2721%; text-align: center;">Hội đồng nhân dân Indonesia được thành lập, mong muốn hợp tác với chính quyền thực dân chống phát xít Nhật.</td>
<td style="width: 36.0024%; text-align: center;">Thực dân Anh từ chối.</td>
</tr>
</tbody>
</table>