Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 11 / Lịch sử / Bài 15. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 – 1939)
Bài 15. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 – 1939)
Hướng dẫn Giải Bài 3 (Trang 83, SGK Lịch sử lớp 11)
<p><em><strong>Tìm hiểu những nét lớn về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông và M. Gan-đi.</strong></em></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Trả lời:</strong></em></span></p>
<p><strong>1. Mao Trạch Đông:</strong></p>
<p>- Mao Trạch Đông (1893 - 1976), là nhà hoạt động cách mạng Trung Quốc, Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở Hồ Nam, là người sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác.</p>
<p> + Năm 1921, ông tham gia Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1934 ông tham gia cuộc Vạn lí trường chinh năm 1935, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.</p>
<p> + Ngày 1-10-1949, ông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ông đã liên tiếp giữ vị trí là người đứng đầu nhà nước và Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nhiều năm. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng và nhà nước Trung Hoa. Mao Trạch Đông đã có những đóng góp đáng kể cho sự thắng lợi của cách mạng, nâng cao vị thế cùa Trung Quốc trên trường quốc tế. Năm 1976, ông qua đời.</p>
<p><strong>2. Gan-đi:</strong></p>
<p>- M. Gan-đi (1869 - 1948), là nhà yêu nước Ấn Độ (tâm hồn vĩ đại) và được nhân dân gọi là "thánh, là lãnh tụ Đảng Quốc đại với đường lối đấu tranh bất bạo động.</p>
<p> + Ông sinh ra trong một gia đình khá giả, tốt nghiệp ngành luật ở Anh đã từng làm cố vấn luật cho một công ti ở Nam Phi và tham gia vào hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân.</p>
<p> + Năm 1915, ông về nước vận động phong trào đấu tranh bất bạo động chống thực dân Anh. Sau khi Ấn Độ giành được độc lập (1947), ông đã ra sức hoạt động để ngăn chặn chiến tranh "huynh đệ tương tàn" giữa người Hồi giáo và Ấn Độ giáo. Ngày 30-1-1948, Gan-đi bị một phần tử phản động ám sát.</p>