Câu hỏi tr 88 TN
Tiến hành thí nghiệm như hình 17.8, giải thích vì sao khi một đầu của ống bị bịt kín và nghiêng theo các phương các nhau mà nước vẫn không chảy ra khỏi ống.
Phương pháp giải:
Dựa vào kết quả thí nghiệm và những điều đã học để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Bịt tay vào một đầu ống khiến áp suất không khí bên ngoài lớn hơn áp suất trong ống, áp suất này giữu cho nước không bị chảy ra khỏi ống.
Câu hỏi tr 88 CH
1. Nêu ví dụ thực tế chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
2. Tính áp lực do khí quyển tác dụng lên một mặt bàn có kích thước 60 cm x 120 cm. Để tạo ra một áp lực tương tự, ta phải đặt lên mặt bàn một vật có khối lượng bao nhiêu?
Phương pháp giải:
1. Dựa vào kinh nghiệm và tìm kiếm thông tin trên Internet để trả lời.
Lời giải chi tiết:
1. VD: - Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía vì khi hút bớt không khí như vậy thì áp suất không khí bên trong hộp sữa sẽ nhỏ hơn áp suất bên ngoài. Khi đó vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí tác dụng từ bên ngoài vào làm cho nó bị bẹp đi theo mọi phía.
- Cắm một ống thủy tinh ngập trong nước, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước. Do áp lực của không khí tác dụng vào nước từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước nên nước không chảy ra khỏi ống.
2. Áp suất của không khí là khoảng p = 100 000 Pa
60 cm = 0,6 m; 120 cm = 1,2 m
Diện tích tiếp xúc là:
S = 0,6 x 1,2 = 0,72 (m2)
Áp lực do khí quyển tác dụng lên là:
P = F = p.S = 100 000 x 0,72 = 72000 (N)
Để tạo ra một áp lực tương tự cần đặt lên bàn một vật có khối lượng: