<p><strong>Hoạt động trang 42 KHTN lớp 8:</strong> Xác định pH của một số dung dịch bằng giấy pH</p>
<p><em>Chuẩn bị:</em> Các cốc đã được dán nhãn: nước lọc, nước chanh, nước ngọt có gas, nước rửa bát, giấm ăn, dung dịch baking soda, giấy pH; ống hút nhỏ giọt, đĩa thuỷ tinh.</p>
<p><em>Tiến hành:</em></p>
<p>- Cho 6 mẩu giấy pH dài khoảng 1 cm lên đĩa thuỷ tinh.</p>
<p>- Nhỏ lên mỗi mẩu giấy pH một loại dung dịch đã chuẩn bị ở trên.</p>
<p>- So sánh màu thu được trên các mẩu giấy pH với bảng màu dãy pH chuẩn và ghi giá trị pH.</p>
<p><em>Thực hiện các yêu cầu sau:</em></p>
<ol>
<li>Đọc giá trị pH của từng dung dịch và cho biết dung dịch nào có tính acid, dung dịch nào có tính base.</li>
<li>Tính chất chung của các dung dịch các chất có giá trị Ph<7 và của dung dịch các chất có giá trị Ph>7 là gì?</li>
</ol>
<p><strong>Trả lời:</strong></p>
<p>1. Học sinh làm thí nghiệm và đọc giá trị pH của các dung dịch.</p>
<p>+ Dung dịch có tính acid là: nước chanh, nước ngọt có gas, giấm ăn.</p>
<p>+ Dung dịch có tính base là: nước rửa bát, dung dịch baking soda.</p>
<p>2.</p>
<p>- Tính chất chung của dung dịch các chất có giá trị pH < 7:</p>
<p>+ Làm đổi màu giấy quỳ từ tím sang đỏ.</p>
<p>+ Phản ứng với một số kim loại như magnesium, iron, zinc … giải phóng khí hydrogen.</p>
<p>+ Tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.</p>
<p>- Tính chất chung của dung dịch các chất có giá trị pH > 7:</p>
<p>+ Làm đổi màu quỳ từ tím sang xanh.</p>
<p>+ Tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.</p>