Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 8 / Khoa học tự nhiên (KHTN) / Bài 2: Phản ứng hóa học
Bài 2: Phản ứng hóa học
Hoạt động trang 12 KHTN-8
<p><strong>Hoạt động trang 12 KHTN lớp 8:</strong> Thí nghiệm về biến đổi hoá học</p>
<p><em>Chuẩn bị:</em> bột sắt (Fe) và bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng; ống nghiệm chịu nhiệt, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, thìa thuỷ tinh.</p>
<p><em>Tiến hành:</em></p>
<p>- Trộn đều hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh. Lần lượt cho vào hai ống nghiệm (1) và (2) mỗi ống 3 thìa hỗn hợp.</p>
<p>- Đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1). Quan sát hiện tượng.</p>
<p>- Đun nóng mạnh đáy ống nghiệm (2) khoảng 30 giây rồi ngừng đun. Để nguội và đưa nam châm lại gần ống nghiệm (2).</p>
<p>Quan sát hiện tượng.</p>
<p><img src="https://vietjack.com/khoa-hoc-tu-nhien-8-kn/images/hoat-dong-trang-12-khtn-8-ket-noi.PNG" alt="Thí nghiệm về biến đổi hoá học" /></p>
<p><strong>Trả lời:</strong></p>
<p>1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1) thấy nam châm hút, suy ra hỗn hợp </p>
<p>thu được có bị nam châm hút.</p>
<p>2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội <strong><em>không </em></strong>bị nam châm hút.</p>
<p>3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh <strong><em>không </em></strong>có chất mới tạo thành, do đây chỉ là sự trộn vật lí, không có sự thay đổi</p>
<p>về chất và lượng, sắt trong hỗn hợp vẫn bị nam châm hút.</p>
<p>4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành. Do đã có phản ứng hoá học xảy ra,</p>
<p>sinh ra chất mới không bị nam châm hút.</p>