SGK Hóa Học 10 - Chân trời sáng tạo
(Mục lục SGK Hóa Học 10 - Chân trời sáng tạo)
Bài 7: Định luật tuần hoàn - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Hướng dẫn giải Luyện tập 2 (Trang 50 SGK Hóa 10, Bộ Chân trời sáng tạo)

Nguyên tố potassium thuộc ô 19 trong bảng tuần hoàn. Cho biết cấu tạo của nguyên tử này.

b) Nguyên tử của nguyên tố chlorine có 17 proton. Cho biết vị trí của nguyên tố này trong bảng tuần hoàn.

c) Nguyên tử của nguyên tố sulfur thuộc ô 16 trong bảng tuần hoàn. Cho biết tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố sulfur.

Lời giải:

a) Nguyên tố potassium thuộc ô 19. 

⇒ Số hiệu nguyên tử Z = 19 = số proton = số electron.

Cấu hình electron K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1.

Số lớp electron: 4.

Số electron lớp ngoài cùng: 1.

b) Nguyên tử của nguyên tố chlorine có 17 proton.

⇒ Số thứ tự nguyên tố: 17

Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5.

Số thứ tự chu kì = số lớp electron = 3

Số thứ tự nhóm VIIA (do 7 electron lớp ngoài cùng, nguyên tố p).

c) Nguyên tử của nguyên tố sulfur thuộc ô 16

⇒ Số hiệu nguyên tử Z = số proton = số electron = 16

Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4

Dựa vào cấu hình electron ta thấy nguyên tử nguyên tố sulfur có 6 electron lớp ngoài cùng

⇒ Là phi kim

Hóa trị cao nhất với oxygen là VI.

Công thức oxide cao nhất: SOlà acidic oxide.

Công thức hydroxide tương ứng: H2SOlà acid mạnh.

Xem lời giải bài tập khác cùng bài
Chuyên đề bổ trợ kiến thức lớp 10
action
thumnail

Nguyên tử

Lớp 10Hóa học38 video
action
thumnail

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn

Lớp 10Hóa học34 video
action
thumnail

Liên kết hóa học

Lớp 10Hóa học25 video