<span data-v-a7c68f28="">Hướng dẫn giải Bài 3 (Trang 56 SGK Hóa 10, Bộ Cánh diều)</span>
<p><strong>Bài 3 (Trang 56 SGK Hóa 10, Bộ Cánh diều):</strong></p>
<p>a) Giải thích vì sao bán kính nguyên tử Na, Mg lớn hơn bán kính các ion kim loại tương ứng</p>
<p>b) Vì sao cả Na<sub>2</sub>O và MgO đều là chất rắn ở nhiệt độ thường?</p>
<p>c) Vì sao nhiệt độ nóng chảy của MgO (2852<sup>o</sup>C) cao hơn rất nhiều so với Na<sub>2</sub>O (1132<sup>o</sup>C)?</p>
<p> </p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Hướng dẫn giải:</strong></em></span></p>
<p>a)</p>
<p>Nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng, có xu hướng nhường 1, 2, 3 electron này để đạt cấu hình bền vững giống như khí hiếm. Khi nhường electron các ion kim loại mất đi 1 lớp electron ngoài cùng. Do đó bán kính ion kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử kim loại tương ứng.</p>
<p>Nguyên tử Na có 3 lớp electron, 1 electron lớp ngoài cùng. Nguyên tử Na đã nhường đi 1 electron ở lớp thứ 3 để trở thành ion Na<sup>+</sup>. Khi đó ion Na<sup>+</sup> chỉ còn 2 lớp electron.</p>
<p>=> Bán kính Na<sup>+</sup> nhỏ hơn bán kính nguyên tử Na.</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/11102022/bai-3-trand-56-sdk-hoa-10-cd-uQwCQ5.jpg" /></p>
<p>Nguyên tử Mg có 3 lớp electron, 2 electron lớp ngoài cùng. Nguyên tử Mg đã nhường đi 2 electron ở lớp thứ 3 để trở thành ion Mg<sup>2+</sup>. Khi đó ion Mg<sup>2+</sup> chỉ còn 2 lớp electron.</p>
<p>=> Bán kính Mg<sup>2+ </sup>nhỏ hơn bán kính nguyên tử Mg<sup>2+</sup>.</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/11102022/bai-3-trand-56-sdk-hoa-10-cd-2-3BCtFr.jpg" /></p>
<p>b) Mỗi nguyên tử Na đã nhường 1 electron, nguyên tử O nhận 2 electron từ nguyên tử Na để hình thành hợp chất ion Na<sub>2</sub>O.</p>
<p>2Na<sup>+</sup> + O<sup>2-</sup> → Na<sub>2</sub>O</p>
<p>Vì Na<sub>2</sub>O là hợp chất ion ⇒ Ở điều kiện thường Na<sub>2</sub>O tồn tại ở thể rắn.</p>
<p>Nguyên tử Mg nhường 2 electron, nguyên tử O nhận 2 electron từ nguyên tử Mg để hình thành hợp chất ion MgO.</p>
<p>Mg<sup>2+ </sup>+ O<sup>2- </sup>→ MgO</p>
<p>Vì MgO là hợp chất ion ⇒ Ở điều kiện thường MgO tồn tại ở thể rắn.</p>
<p>c) Ta có:</p>
<p>+ Bán kính ion Na<sup>+</sup> > bán kính ion Mg<sup>2+</sup></p>
<p>+ Điện tích ion Mg<sup>2+</sup> > điện tích ion Na<sup>+</sup></p>
<p>Vậy nhiệt độ nóng chảy của MgO (2852<sup>o</sup>C) cao hơn rất nhiều so với Na<sub>2</sub>O (1132<sup>o</sup>C) do năng lượng phân li tỉ lệ thuận với điện tích ion và tỉ lệ nghịch với bán kính ion.</p>
Hướng dẫn giải Bài tập 3 (trang 56, Hóa lớp 10, Bộ Cánh diều)