Lý thuyết Bưu chính viễn thông – Địa lí 9
<p style="text-align: justify;"><strong>II. Bưu chính viễn thông</strong>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">Việc phát triển bưu chính viễn thông có ý nghĩa chiến lược, góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những dịch vụ cơ bản của bưu chính viễn thông là điện thoại, điện báo, truyền dẫn số liệu, Internet, phát hành báo chí, chuyển bưu kiện, bưu phẩm,…
</p><p style="text-align: justify;">Bưu chính đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Mạng bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp. Nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời như chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, điện hoa, tiết kiệm qua bưu điện. Trong tương lai, nhiều dịch vụ mới sẽ ra đời như mua bán hàng qua bưu chính, khai thác dữ liệu qua bưu chính,…
</p><p style="text-align: justify;">Mật độ điện thoại, một chỉ tiêu đặc trưng cho sự phát triển viễn thông tăng rất nhanh, tốc độ tăng lớn hơn mức tăng trưởng của kinh tế nói chung.
</p><p style="text-align: justify;">Việt Nam hiện là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ hai thế giới.
</p><p style="text-align: justify;"><img style="width: 100%; max-width: 437px;" src="https://baitapsachgiaokhoa.com/imgs/hinh-133-dia-9-ddn.jpg" alt="Lý thuyết Bưu chính viễn thông - Địa lí 9" title="Lý thuyết Bưu chính viễn thông - Địa lí 9"></p>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
<p style="text-align: justify;">Toàn mạng lưới điện thoại đã được tự động hoá, tới tất cả các huyện và tới hơn 90% số xã trong cả nước. Đến giữa năm 2002, cả nước có hơn 5 triệu thuê bao điện thoại cố định, gần 1 triệu thuê bao điện thoại di động.
</p><p style="text-align: justify;">Năng lực mạng viễn thông quốc tế và liên tỉnh được nâng lên vượt bậc. Các dịch vụ nhắn tin, điện thoại di động, điện thoại dùng thẻ, thư điện tử, truyền số liệu,… không chỉ dừng ở các thành phố lớn như trước mà đã và đang phát triển tới hầu hết các tỉnh.
</p><p style="text-align: justify;">Hơn mười năm qua ngành viễn thông đã thành công trong việc đi thẳng vào hiện đại. Việt Nam có 6 trạm thông tin vệ tinh, 3 tuyến cáp quang biển quốc tế nối trực tiếp Việt Nam với hơn 30 nước, qua châu Á, Trung Cận Đông, đến Tây Âu. Tuyến cáp quang Bắc – Nam nối tất cả các tỉnh thành.
</p><p style="text-align: justify;">Nước ta hoà mạng Internet vào cuối năm 1997. Mạng Internet quốc gia là kết cấu hạ tầng kĩ thuật tối quan trọng để phát triển và hội nhập. Trên cơ sở phát triển Internet mà hàng loạt dịch vụ khác đà được phát triển như phát hành các báo điện từ, các trang WEB của các cơ quan, các tổ chức kinh tế, các trường học,… Đang hình thành mạng giáo dục và có thể tiến hành dạy học trên mạng, giao dịch buôn bán trên mạng,…
</p>