Bài 29. Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
Bài 3 trang 111 SGK Địa lí 9
<p style="text-align: justify;"><strong class="content_question">Đề bài</strong> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;"><em>Sưu tầm tư liệu về thành phố Đà Lạt</em> </p><p style="text-align: justify;"><strong class="content_detail">Lời giải chi tiết</strong> </p><p style="text-align: justify;"><img style="width: 100%; max-width: 601px;" src="https://baitapsachgiaokhoa.com/imgs/hinh-294-dia-9-ddn.jpg" alt="Bài 3 trang 111 SGK Địa lí 9" title="Bài 3 trang 111 SGK Địa lí 9"> </p><p style="text-align: justify;">Đà Lạt là thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng nằm trên Cao nguyên Lâm Viên thuộc vùng Tây Nguyên của nước Việt Nam. Thành Phố Đà Lạt cách Biên Hòa (Đồng Nai) 278km, Hà Nội 1.481km, Tp. Hồ Chí Minh 293km, Nha Trang (Khánh Hòa) 205km. </p><p style="text-align: justify;">    Điều kiện tự nhiên </p><p style="text-align: justify;">– Địa hình được phân thành hai dạng rõ rệt: địa hình núi và địa hình bình nguyên trên núi. </p><p style="text-align: justify;">– Nằm trên độ cao 1500 m nên thành phố có khí hậu miền núi ôn hòa dịu mát quanh năm. </p><p style="text-align: justify;">Dân số thành phố tăng lên mạnh mẽ và có sự gia tăng cơ học đáng kể. Năm 2011, Đà Lạt có số dân là 211.696 người, chiếm 17,4% dân số tỉnh Lâm Đồng, mật độ dân số 536 người/km<sup>2</sup>.</p> <p style="text-align: justify;">    Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, đặc biệt là giao thông vận tải ngày càng phát triển, các tuyến quốc lộ nối thành phố với vùng kinh tế phía Đông và phía Nam (duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ), sân bay. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;">Hoạt động kinh tế chủ yếu về các lĩnh vực dịch vụ du lịch và nông nghiệp. Du lịch chiếm 70% tổng GDP của thành phố. </p><p style="text-align: justify;">    Thành phố Đà Lạt hơn 100 năm tuổi (phát hiện 1893), đang trở thành một trong những địa danh du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong và ngoài nước, một thành phố nghỉ mát lâu đời ở nước ta. </p><p style="text-align: justify;">– Đà Lạt hấp dẫn du khách bốn phương đầu tiên bởi vẻ đẹp của các loài hoa. Nơi đây được gọi là thành phố Hoa với hàng trăm, ngàn loại hoa, loại phong lan độc đáo, hoặc được sản sinh riêng trên mảnh đất này, hoặc lấy giống từ nhiều nơi như: Pháp, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Italy,…như hoa hồng, hoa bất tử, hoa đỗ quyên, hoa xác pháo, hoa tư tưởng, hoa trà mi, mi mô da, mai anh đào, thủy tiên trắng… </p><p style="text-align: justify;">– Đà Lạt nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông. Những hồ đẹp ở Đà Lạt là hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh. </p><p style="text-align: justify;">– Các điểm du lịch nổi tiếng khác: thung lung Tình Yêu, thung lung Vàng, Thiền viện Trúc Lâm, Bảo Tàng Lâm Đồng, thác Voi, thác Prenn, núi Lang Biang, Hoa sơn Điền Trang, Dinh Bảo Đại… </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài
Dựa vào hình 29.1, hãy nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước. Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này?
Xem lời giải
Hãy xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên. Giải thích vì sao có sự phân bố như thế?(trang 107, SGK)
Xem lời giải
Dựa vào bảng 29.1, hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên.
Xem lời giải
Tại sao hai tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất nông nghiệp.
Xem lời giải
Dựa vào bảng 29.2, tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (lấy năm 1995 =100%). Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên.
Xem lời giải
Xác định trên hình 29.2, vị trí của nhà máy thủy điện Y-a-ly trên sông Xê Xan. Nêu ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên.
Xem lời giải
Dựa vào các hình 29.2, 14.1 hãy xác định: Vị trí của các thành phố nói trên. Những quốc lộ nối các thành phố này với TP. Hồ Chí Minh và các cảng biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Xem lời giải
Bài 1 trang 111 SGK Địa lí 9
Xem lời giải
Bài 2 trang 111 SGK Địa lí 9
Xem lời giải
Lý thuyết Tình hình phát triển kinh tế Tây Nguyên
Xem lời giải
Lý thuyết Các trung tâm kinh tế Tây Nguyên
Xem lời giải