Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 8 / Địa lý / Bài 17. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Bài 17. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Lý thuyết Việt Nam trong ASEAN
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Việt Nam trong ASEAN</strong>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">Từ khi trở thành thành viên của Hiệp hội, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.
</p><p style="text-align: justify;"><em>“Trong quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam với các nước ASEAN, tính chung từ 1990 tới nay, tốc độ tăng trung bình 26,8%/năm. Hiện nay, buôn bán với ASEAN chiếm 32,4% tổng buôn bán quốc tế của nước ta. Mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta sang ASEAN là gạo. In-đô-nê-xi-a là thị trường gạo lớn nhất của nước ta trong Hiệp hội, tiếp đó là Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a… Hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN chủ yếu là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử…</em>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Việt Nam có sáng kiến xây dựng Dự án phát triển hành lang Đông – Tây tại lưu vực sông Mê Công gồm Việt Nam, Lào, Thái Lan và Mi-an-ma, nhằm xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước và các vùng trong Hiệp hội. Khi thực hiện dự án, những lợi thế về kinh tế của miền Trung nước ta sẽ được khai thác và đưa lại lợi ích cho nhân dân các dân tộc đang sinh sống ở khu vực còn nhiều khó khăn này…”</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tham gia vào ASEAN, Việt Nam vừa có được cơ hội để phát triển đất nước vừa gặp những thách thức rất lớn như sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ… Chúng ta đang có những giải pháp để vượt qua những thử thách này, góp phần vào quá trình tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực.
</p>