BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI TRANG 59
Bài 4 trang 61 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập có lời giải
<p style="text-align: justify;">Nêu các bước tiến hành, ưu điểm, nhược điểm của phương pháp tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến.<br><em><strong></strong></em> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Lời giải:</strong></em> </p><p style="text-align: justify;"><em><strong></strong></em>Các bước tiến hành: </p><p style="text-align: justify;">a) Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến: gồm xác định đối tượng, loại tác nhân, cường độ, liều lượng, thời gian xử lí thích hợp. </p><p style="text-align: justify;">– Đối tượng: Chỉ xử lí đột biến ở vi sinh vật, thực vật và động vật bậc thấp, không xử lí đột biến ở động vật bậc cao vì kém hiệu quả. </p><p style="text-align: justify;">– Loại tác nhân: muốn gây đa bội ở thực vật thì sử dụng cônsixin ; muốn gây đột biến gen thì dùng 5BU, EMS… <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;">– Cường độ, liều lượng, thời gian… dựa trên các kết quả thực nghiệm để xác định mức phù hợp cho từng loại đối tượng, từng mục tiêu thí nghiệm cụ thể.</p> <p style="text-align: justify;">b) Chọn lọc các thể đột biến phù hợp: Với vi sinh vật có thể sử dụng môi trường nuôi cấy khuyết dưỡng. Với thể đa bội ở thực vật, dựa trên quan sát kiểu hình… </p><p style="text-align: justify;">c) Nhân giống tạo các dòng thuần – đưa vào sản xuất </p><p style="text-align: justify;">– Ưu điểm: Nhanh chóng tạo được các thể tlột biến đa dạng khi đã xác định được loại đối tượng và tác nhân thích hợp. Đặc biệt có hiệu quả cao đối với vi sinh vật vì chúng có kích thước nhỏ, thích nghi với nhiều loại môi trường, có khả năng trao đổi chất mạnh và sinh sản nhanh </p><p style="text-align: justify;">– Nhược điểm: Đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, trình độ kĩ thuật cao và sự bảo đảm an toàn, nghiêm ngặt đối với các tác động xấu lên môi trường. </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài