BÀI TẬP TỰ GIẢI TRANG 91
Bài 2 trang 91 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải
<p style="text-align: justify;">Hình dưới đây cho thấy cấu tạo của manh tràng trong hệ tiêu hoá của một số loài động vật. Hãy giải thích sự thoái hoá manh tràng ở người và ở opossum (là một loài thú có túi, hình dạng và kích cỡ giống như con chuột, phổ biến ở Bắc Mĩ hiện nay) <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;"><img style="width: 100%; max-width: 600px;" src="https://baitapsachgiaokhoa.com/imgs/2017-03-19-150244.png" alt="Bài 2 trang 91 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 - Bài tập tự giải" title="Bài 2 trang 91 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 - Bài tập tự giải"> </p><p style="text-align: justify;"><em><strong>Lời giải:</strong></em> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;"><em><strong></strong></em>Động vật ăn thực vật như thỏ, ngựa vằn, gấu koala, chuột túi có manh tràng phát triển vì manh tràng là nơi chứa vi sinh vật sống cộng sinh giúp tiêu hoá xenlulôzơ trong thức ăn, bổ sung nguồn dinh dưỡng cho động vật. Người và opossum là động vật ăn tạp, thức ăn thực vật ít, nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ thức ăn động vật nên manh tràng thoái hoá, phần còn lại gọi là ruột thừa.</p> <p style="text-align: justify;">Gần đây, người ta nhận thấy ở những người đã cắt ruột thừa thì khả năng kháng bệnh của cơ thể có suy yếu nên cần có những nghiên cứu bổ sung về chức năng của ruột thừa ở người. </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài