Bài 1 trang 85 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập có lời giải
<p style="text-align: justify;">Phân biệt cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự. Cơ quan thoái hoá là cơ quan tương tự hay cơ quan tương đồng? Tại sao dựa vào các cơ quan thoái hoá có thể xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài?
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Lời giải:</em></strong>
</p><div align="center">
<table style="width: 100%;" border="1" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tbody>
<tr>
<td valign="top" width="265">
<p style="text-align: justify;">Cơ quan tương đồng
</p></td>
<td valign="top" width="265">
<p style="text-align: justify;">Cơ quan tương tự
</p></td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="265">
<p style="text-align: justify;">Cơ quan cùng nguồn: có cùng nguồn gốc, trong quá trình tiến hoá, loài bị biến đổi do thích nghi với các hoạt động và chức năng khác nhau nên có hình dạng khác nhau.
</p><p style="text-align: justify;">Ví dụ: Tay người và cánh dơi đều có cùng nguồn gốc là chi trước nhưng tiến hoá theo 2 hướng khác nhau. Ở người, chi trước phát triển thành cơ quan cầm nắm, sử dụng công cụ ; ở dơi, chi trước phát triển màng da nối liền với thân và chi sau tạo thành cánh để bay.</p>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</td>
<td valign="top" width="265">
<p style="text-align: justify;">Cơ quan cùng chức: khác nhau về nguồn gốc nhưng trong quá trình tiến hoá của loài do được chọn lọc theo hướng thích nghi với cùng một hoạt động và chức năng tương tự nên có hình dạng giống nhau.
</p><p style="text-align: justify;">Ví dụ: Chi sau của cá voi có hình dạng dẹt tương tự như đuôi cá, thích nghi với chức năng điều chỉnh hướng bơi và giữ thăng bằng cho cơ thể.
</p></td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
<p style="text-align: justify;">Cơ quan thoái hoá là cơ quan tương đồng.
</p><p style="text-align: justify;">Ví dụ, ruột thừa ở người và manh tràng ở động vật ăn cỏ. Sự tồn tại cơ quan thoái hoá chứng tỏ giữa các loài có quan hệ họ hàng có cùng cấu tạo chung vể cơ thể, sau đó do tiến hoá theo những hướng khác nhau nên có sự phân hoá về chức năng dẫn đến những khác biệt vé cấu tạo. Cơ quan nào không còn chức năng rõ rệt thường thoái hoá.
</p>