Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 8 / Lịch sử / Bài 10. Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX
Bài 10. Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX
Bài Tập 5 trang 33 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
<p style="text-align: justify;">Hãy trình bày ý nghĩa, tính chất và những hạn chế của cuộc Cách Mạng Tân Hợi(1911).
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">Ý nghĩa:…
</p><p style="text-align: justify;">Tính chất:…
</p><p style="text-align: justify;">Hạn chế:…
</p><p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;"><span>Hạn chế: </span><br><span>+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia. </span><br><span>+Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng. </span><br><span>+Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng. </span>
</p><p><span>Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất</span>
</p>