Bài 24: Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Đề kiểm tra học kỳ 1 – Đề số 2
<div class="Section1"> <p style="text-align: justify;"><strong>Câu 1 (2,0 điểm)</strong>: Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa? <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trả lời:</strong> </p><p style="text-align: justify;">– Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản. Công nghiệp, ngành đường sắt, ngoại thưong, hàng hải đều có những chuyển biến quan trọng. </p><p style="text-align: justify;">– Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ti độc quyến xuất hiện như: Mít-xưi, Mít-su-bi-si… Các công ti này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp, đường sắt, tàu biển… và có khả năng chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị ở Nhật Bản. </p><p style="text-align: justify;">– Giới cầm quyền Nhật Bản thi hành chính sách xâm lược và bành trướng. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) và Chiên tranh Nga – Nhật (1904 – 1905). </p><p style="text-align: justify;">– Tầng lớp quý tộc, võ sĩ Samurai có ưu thế chính trị rất lớn khi Nhật Bản tiến lên tư bản chú nghĩa. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Vì thế, đế quốc Nhật có đặc đỉểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.  </p><p style="text-align: justify;"><strong>Câu 2 (4,0 điểm)</strong>: Tại sao năm 1917, nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng? </p><p style="text-align: justify;">Năm 1917, nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng: Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười. </p><p style="text-align: justify;">– Tháng 2-1917, cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ ở Nga. Cuộc Cách mạng tháng Hai thắng lợi: chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị sụp đổ, bầu ra các Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính, giai cấp tư sản thành lập chính phủ lảm thời, nước Nga trở thành nước cộng hoà </p><p style="text-align: justify;">– Sau Cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga. Đó là tình trạng hai chính quyến song song tồn tại. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tổn tại lâu dài. </p><p style="text-align: justify;">– Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch, lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành cuộc cách mạng thứ hai, đó là Cách mạng tháng Mười nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;">Vì thế, năm 1917, nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng </p><p style="text-align: justify;">+ Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế. </p><p style="text-align: justify;">+ Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng vô sản, đã lật đổ được Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản. </p><p style="text-align: justify;"><strong>Câu 3 (4,0 điểm)</strong>: Nến kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX phát triển như thế nào? Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển đó là gì?</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trả lời:</strong> </p><p style="text-align: justify;">Nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX phát triển như thế nào? </p><p style="text-align: justify;">Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển đó là gì? </p><p style="text-align: justify;">*Sự phát triển của nền kinh tế Mĩ </p><p style="text-align: justify;">-Các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng cao. Chỉ trong vòng 6 năm (1923 – 1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp toàn thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cuờng quốc công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ </p><p style="text-align: justify;">-Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ò tò đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Nám 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc. </p><p style="text-align: justify;">-Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đôla trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới. Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới. </p><p style="text-align: justify;">– Mặc dù vậy, do sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá, đã đưa đến sự phát triển không đổng bộ. </p><p style="text-align: justify;">*Nguyên nhân của sự phát triển: </p><p style="text-align: justify;">– Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đem lại “những cơ hội vàng” cho nước Mĩ. Mĩ đã tranh thủ chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe của cuộc chiến và mang lại nguồn lợi nhuận khổng lổ. </p><p style="text-align: justify;">– Với nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao trong suốt những năm trong và sau chiến tranh, Mĩ đã trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. </p><p style="text-align: justify;">– Cùng với lợi thế đó, việc cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất đã đưa nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn vinh. </p><p style="text-align: justify;">– Mĩ là nước không chịu sự tàn phá của Chiến tranh thế giới thứ nhất.  </p></div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài