BÀI 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
Bài 3 trang 6 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12
<p style="text-align: justify;"><span lang="VI">Tr&igrave;nh b&agrave;y kh&aacute;i qu&aacute;t đặc điểm của những bộ phận hợp th&agrave;nh v&ugrave;ng biển nước ta?</span> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --></p> <p style="text-align: justify;"><span lang="VI">&ndash; Nội thủy:</span></p> <p style="text-align: justify;"><span lang="VI">&ndash; L&atilde;nh hải:</span></p> <p style="text-align: justify;"><span lang="VI">&ndash; V&ugrave;ng tiếp gi&aacute;p l&atilde;nh hải:</span></p> <p style="text-align: justify;">&ndash; V&ugrave;ng đặc quyền kinh tế:</p> <p style="text-align: justify;">&ndash; Thềm lục địa:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trả lời:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đặc điểm kh&aacute;i qu&aacute;t của những bộ phận hợp th&agrave;nh v&ugrave;ng biển nước ta:</p> <p style="text-align: justify;">&ndash; Nội thủy: l&agrave; v&ugrave;ng biển tiếp gi&aacute;p với đất liền, ở ph&iacute;a trong đường cơ sở. Ng&agrave;y 12-11-1982, Ch&iacute;nh phủ nước ta đ&atilde; ra tuy&ecirc;n bố quy định đường cơ sở ven đường bờ biển để t&iacute;nh chiều rộng l&atilde;nh hải Việt Nam. Như vậy v&ugrave;ng nội thủy cũng được xem như bộ phận l&atilde;nh thổ tr&ecirc;n đất liền.</p> <p style="text-align: justify;">&ndash; L&atilde;nh hải l&agrave; v&ugrave;ng biển thuộc chủ quyền quốc gia tr&ecirc;n biển. L&atilde;nh hải Việt Nam c&oacute; chiều rộng 12 hải l&iacute; (1 hải l&iacute; = 1852m). Ranh giới của l&atilde;nh hải (được x&aacute;c định bởi c&aacute;c đường song song c&aacute;ch đều đường cơ sở về ph&iacute;a biển v&agrave; đường ph&acirc;n định tr&ecirc;n c&aacute;c vịnh với c&aacute;c nước hữu quan) ch&iacute;nh l&agrave; đường bi&ecirc;n giới quốc gia tr&ecirc;n biển. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --></p> <p style="text-align: justify;">&ndash; V&ugrave;ng tiếp gi&aacute;p l&atilde;nh hải l&agrave; v&ugrave;ng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. V&ugrave;ng tiếp gi&aacute;p l&atilde;nh hải của nước ta cũng được quy định rộng 12 hải l&iacute;. Trong v&ugrave;ng n&agrave;y, Nh&agrave; nước ta c&oacute; quyền thực hiện c&aacute;c biện ph&aacute;p để bảo vệ an ninh quốc ph&ograve;ng, kiểm so&aacute;t thuế quan, c&aacute;c quy định về y tế, m&ocirc;i trường, nhập cư,&hellip;</p> <p style="text-align: justify;">&ndash; V&ugrave;ng đặc quyền kinh tế l&agrave; v&ugrave;ng biển tiếp liền với l&atilde;nh hải v&agrave; hợp với l&atilde;nh hải th&agrave;nh một v&ugrave;ng biển rộng 200 hải l&iacute; t&iacute;nh từ đường cơ sở. Ở v&ugrave;ng n&agrave;y, Nh&agrave; nước ta c&oacute; chủ quyền ho&agrave;n to&agrave;n về kinh tế nhưng c&aacute;c nước kh&aacute;c được đặt ống dẫn dầu, d&acirc;y c&aacute;p ngầm v&agrave; t&agrave;u thuyền, m&aacute;y bay nước ngo&agrave;i được tự do hoạt động về h&agrave;ng hải, h&agrave;ng kh&ocirc;ng theo C&ocirc;ng ước của Li&ecirc;n hợp quốc về Luật Biển năm 1982.</p> <p style="text-align: justify;">&ndash; Thềm lục địa l&agrave; phần ngầm dưới biển v&agrave; l&ograve;ng đất dưới đ&aacute;y biển thuộc phần lục địa k&eacute;o d&agrave;i, mở rộng ra ngo&agrave;i l&atilde;nh hải cho đến bờ ngo&agrave;i của r&igrave;a lục địa, c&oacute; độ s&acirc;u khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nơi n&agrave;o bờ ngo&agrave;i của r&igrave;a lục địa c&aacute;ch đường cơ sở kh&ocirc;ng đến 200 hải l&iacute; th&igrave; thềm lục địa ở nơi ấy được t&iacute;nh đến 200 hải l&iacute;. Nh&agrave; nước ta c&oacute; chủ quyền ho&agrave;n to&agrave;n về mặt thăm d&ograve;, khai th&aacute;c, bảo vệ v&agrave; quản l&iacute; c&aacute;c t&agrave;i nguy&ecirc;n thi&ecirc;n nhi&ecirc;n ở thềm lục địa Việt Nam.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>&nbsp;</strong></p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài