Lý thuyết Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ
<p style="text-align: justify;">1.Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
</p><p style="text-align: justify;">Ngay sau ngày 6-3-1946, Pháp mở các cuộc tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
</p><p style="text-align: justify;">Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11-1946, quân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
</p><p style="text-align: justify;">Ở Hà Nội, quân Pháp bắn súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi. Chúng đốt Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm đóng cơ quan Bộ Tài chính, gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh v.v..Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận, thì chậm nhất là sáng 20-12-1946, chúng sẽ hành động.
</p><p style="text-align: justify;">2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
</p><p style="text-align: justify;">Tình thế khẩn cấp đòi hỏi Đảng và Chính phủ ta phải có quyết kịp thời. Ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị <em>Toàn dân kháng chiến.</em>
</p><p style="text-align: justify;">Đáp lại tối hậu thư của Pháp, trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng, họp tại Vạn Phúc (Hà Đông), đã quyết định phát động cả nước kháng chiến.</p>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
<p style="text-align: justify;">Khoảng 20 giờ ngày 19-12-1946, công nhân Nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. <em>Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến</em> của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả nước.
</p><p style="text-align: justify;">Lời kêu gọi có đoạn:
</p><p style="text-align: justify;">….Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.
</p><p style="text-align: justify;">Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…
</p><p style="text-align: justify;">Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng,. Ai có guơm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước…
</p><p style="text-align: justify;">Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm <em>Kháng chiến nhất định thắng lợi</em> (9-1947) của Tổng Bí thư Trường Chinh là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
</p>