Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thú…
Lý thuyết Âm mưu mới của Pháp-Mĩ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava
<p style="text-align: justify;">Trải qua 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thiệt hại ngày càng nặng nề. Đến năm 1953, Pháp bị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 39 vạn quân; tiêu tốn hơn 2 000 tỉ phrăng. Vùng chiếm đóng của Pháp bị thu hẹp. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;">Quân Pháp trên chiến trường ngày càng lâm vào thế phòng ngự bị động. </p><p style="text-align: justify;">Trước tình thế bị sa lầy và thất bại của Pháp, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp. </p><p style="text-align: justify;">Ngày 7-5-1953, được sự thỏa thuận của Mĩ, Chính phủ Pháp cử tướng Nava làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương (thay cho tướng Xalăng). Nava ra kế hoạch quân sự với hi vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. </p><p style="text-align: justify;">Kế hoạch Nava được chia thành hai bước: </p><p style="text-align: justify;"><em>Bước thứ nhất</em>: trong thu-đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực, xóa bỏ vùng tự do Liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.</p> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> <p style="text-align: justify;"><em>Bước thứ hai</em>, từ thu-đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh. </p><p style="text-align: justify;">Để thực hiện kế hoạch Nava, thực dân Pháp tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn binh đưa từ Pháp và Bắc Phi sang, đồng thời xin Mĩ tăng thêm viện trợ quân sự (tăng gấp đôi so với trước, chiếm tới 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương), ra sức tăng cường ngụy quân, đưa lực lượng này lên đến 334 000 quân vào đầu năm 1954. </p><p style="text-align: justify;">Từ thu-đông 1953, Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn quân cơ động (trong tổng số 84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương), tiến hành những cuộc càn quét nhằm bình định vùng chiếm đóng, mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi biên giới phía bắc, mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa (10-1953)v.v.để phá kế hoạch tiến công của ta. </p><p style="text-align: justify;">Thủ tướng Pháp Lanien nói: “Kế hoạch Nava chẳng những được Chính phủ Pháp mà cả những người bạn Mĩ cùng tán thành. Nó cho phép hi vọng đủ mọi điều”. </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài
Lý thuyết Cuộc tiến công chiến lược đông-xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Xem lời giải
Lý thuyết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương
Xem lời giải
Lý thuyết Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
Xem lời giải
Âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương khi bước vào đông – xuân 1953 – 1954 như thế nào?
Xem lời giải
Diễn biến cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của quân dân ta
Xem lời giải
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị và giành thắng lợi như thế nào ? Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.
Xem lời giải
Hãy nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
Xem lời giải
Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
Xem lời giải
Chứng minh: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.
Xem lời giải
Lập bảng niên biểu các sự kiện lịch sử lớn của nước ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ sau chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 đến khi kết thúc cuộc kháng chiến (7 – 1954)
Xem lời giải