Lý thuyết Cu-ba -hòn đảo anh hùng
<p style="text-align: justify;">Đất nước Cu-ba có hình dạng giống như một con cá sấu vươn dài trên vùng biển Ca-ri-bê, rộng 111 000 km2 với dân số 11,3 triệu người (2002).<br>Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự giúp đỡ của Mĩ tháng 3 – 1952 Tướng Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chê độ độc tài quản sự ở Cu-ba. Chính quyền Ba-ti-xta đã xoá bỏ bản Hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái chính trị hoạt động và bắt giam hàng chục vạn người yêu nước.<br>Không cam chịu chế độ độc tài tàn bạo, các tầng lớp nhân dân Cu-ba đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh giành chính quyền. Mở đầu cho một giai đoạn mới của cuộc đấu tranh vũ trang giành chính quyền là cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (thuộc tỉnh Xan-chi-a-gô ở cực Tây đất nước) vào ngày 26-1 – 1953 của 135 thanh niên yêu nước, dưới sự chỉ huy của luật sư trẻ tuổi Phi-đen Cát-xtơ-rô. Cuộc tấn công không giành được thắng lợi nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo với một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới – trẻ tuổi, đầy nhiệt tình và kiên cường.<br>Sau gần hai năm bị giam cầm, năm 1955 Phi-đen Cát-xtơ-rô đã sang Mê-hi-cô tiếp tục cuộc đấu tranh. Tại đây, Phi-đen đã thành lập một tổ chức cách mạng lấy tên là “Phong trào 26 – 7”, tập hợp các chiến sĩ yêu nước, luyện tập quân sự và chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. Cuối tháng 11 -1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về nước trên con tàu “Gran-ma”. Cuộc đổ bộ lên tỉnh Ô-ri-en-tê bị chặn đánh dữ dội, phần lớn các chiến sĩ đã hi sinh, chỉ còn lại 12 người. Nhưng Phi-đen và các đồng chí của mình đã kiên cường tiếp tục cuộc chiến đấu ở vùng rừng núi Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra.<br>Được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân, các lực lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh và phong trào đấu tranh lan rộng trong cả nước. Từ cuối năm 19558, các binh đoàn cách mạng do Phi-đen làm Tổng chỉ huy đã liên tiếp mở các cuộc tiến công.<br>Ngày 1 – 1 – 1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba đã giành được thắng lợi.<br>Sau ngày cách mạng tháng lợi, Chính phủ cách mạng lâm thời Cu-ba do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu đã tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để: cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, xây dựng chính quyền cách mạng các cấp và thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục…
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
<p style="text-align: justify;">Tháng 4 – 1961, quân và dân Cu-ba đã tiêu diệt gọn đội quân 1300 tên lính đánh thuê của Mĩ chỉ trong 72 giờ tại bãi biển Hi-rôn. Chính trong những giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu, Phi-đen Cát-xtơ-rô đã tuyên bố với toàn thế giới: Cu-ba tiến lên chủ nghĩa xã hội.
</p><p style="text-align: justify;">Mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận, nhân dân Cu-ba đã giành được nhiều thành tựu to lớn: xây dựng được một nền công nghiệp với hệ thống cơ cấu các ngành hợp lí ; một nền nông nghiệp đa dạng ; giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao phát triển mạnh mẽ, đạt trình độ cao của thế giới.<br>Sau khi Liên Xô tan rã, Cu-ba đã phải trải qua một thời kì đặc biệt khó khăn về kinh tế (do mất đi một thị trường truyền thống và nguồn viện trợ to lớn…). Nhưng với ý chí của toàn dân cùng với những cải cách và sự điều chỉnh của chính phủ, nền kinh tế Cu-ba đã có những chuyển biến tích cực, mức tăng trưởng ngày càng gia tăng: năm 1994 là 0,4%. năm 1995 là 2,5% và năm 1996 là 7,8%.</p>