Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 9 / Lịch sử / Bài 19. Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935
Bài 19. Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935
Lý thuyết Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)
<p style="text-align: justify;">Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) từ các nước tư bản đã lan nhanh sang các nước thuộc địa và phụ thuộc của thực dân Pháp, trong đó có Việt Nam. Vốn hoàn toàn phụ thuộc vào thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam càng phải chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng: nông nghiệp và công nghiệp đều bị suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.<br>Nhân dân lao động – đặc biệt là công nhân và nông dân, phải gánh chịu nhiều tác hại nhất. Công nhân không có việc làm, người thất nghiệp ngày một đông, người đi làm thì tiền lương giảm. Nông dân tiếp tục bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn, ruộng đất nhanh chóng bị thâu tóm vào tay địa chủ Pháp – Việt. Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị bị điêu đứng ; các nghề thủ công bị sa sút nặng nề, nhà buôn nhỏ phải đóng cửa; viên chức bị sa thải, học sinh ra trường không có việc làm. Một số đông tư sản dân tộc cũng lâm vào cảnh gieo neo, sập tiệm, buộc phải đóng cửa hiệu.<br>Đã thế, sưu thuế mỗi ngày một tăng, hạn hán, bão lụt liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, thực dân Pháp lại ra sức đẩy mạnh chính sách khủng bố trắng hòng dập tắt phong trào cách mạng vừa bùng nổ.<br>Ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính sách đàn áp, khủng bố khốc liệt của thực dân Pháp làm cho tinh thần cách mạng của nhân dân ta càng lên cao.
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>