Bài 18. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Lý thuyết Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
<p style="text-align: justify;">Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng cơ sở đảng tại nhiều địa phương, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh của nông dân chống sưu cao thuế nặng, chống cướp ruộng đất, với phong trào bãi khóa của học sinh, bài thi của tiểu thương… tạo thành một làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước.<br>Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản nói trên lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Tình hình đó nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước.<br>Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.<br>Từ ngày 6 – 1 – 1930, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản chủ trì hội nghị. Tham gia hội nghị có hai đại biểu Đông Dương Cộng sản đảng, hai đại biểu An Nam Cộng sản đảng và hai đại biểu ngoài nước.<br>Hội nghị đã nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam ; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Nhân dịp thành lập Đảng, Người cũng đã ra Lời kêu gọi. <br>Hội nghị của đại biểu các tổ chức cộng sản để hợp nhất Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.<br>Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam – một nước thuộc địa của thực dân Pháp, mang tính dân tộc và tính giai cấp sâu sắc.<br>Sau hội nghị hợp nhất, ngày 24 – 2 – 1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn cũng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, cả ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã được hợp nhất thành một đảng thống nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam.<br>Sau này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) quyết định lấy ngày 3-2 hàng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài