Bài 30. Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1…
Lý thuyết Đấu tranh chống địch “bình định-lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
<p style="text-align: justify;">Với Hiệp định Pa-ri năm 1973 vé Việt Nam, ta đã “đánh cho Mĩ cút”. Ngày 29 – 3 – 1973, toàn lính Mĩ cuối cùng đã rút khỏi nước ta. Nhưng Mi vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.<br>Được cố vấn Mĩ chỉ huy và nhận viện trợ của Mĩ, chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pa-ri. Chúng huy động gần như toàn bộ lực lượng tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, liên tiếp mở những cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng.<br>Về phía ta, việc kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và quân đội xâm lược Mĩ rút khỏi nước ta đã tạo nên sự thay đổi căn bản trong so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng, có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam chống âm mưu và hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.<br>Trong cuộc đấu tranh chống “bình định – lấn chiếm’’, chống âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” của địch vào những tháng đầu sau khi kí Hiệp định, nhân dân ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng do không đánh giá hết âm mưu phá hoại Hiệp định của địch, do quá nhấn mạnh đến hòa bình, hòa hợp dân tộc… nên chúng ta bị mất đất, mất dân trên một số địa bàn quan trọng.<br>Nắm bắt tình hình trên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 21 trong tháng 7 – 1973. Trên cơ sở nhận định kẻ thù vẫn là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Vãn Thiệu, kẻ đang phá hoại hòa bình, hòa hợp dân tộc, ngăn cản nhân dân ta đi tới độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, Hội nghị nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoai giao.<br>Từ cuối năm 1973, quân dân ta ở miền Nam vừa kiên quyết đánh trả địch trong các cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm”, bảo vệ vùng giải phóng, vừa chủ động mở những cuộc tiến công địch tại những căn cứ xuất phát các cuộc hành quân của chúng, mở rộng vùng giải phóng.<br>Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự đông – xuân vào hướng Nam Bộ, trọng tâm ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Quân ta đã giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đánh Đường 14 – Phước Long, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 50000 dân.<br>Tại các vùng giải phóng, đồng thời với cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam.<br>Năm 1973, diện tích gieo trồng ở các vùng giải phóng thuộc đồng bằng sông Cửu Long tăng 20% so với năm 1972. Nhờ sản xuất phát triển, đóng góp của nhân dân cho cách mạng ngày càng tăng. Năm 1973, nhân dân khu IX (miền Tây Nam Bộ) đã đóng góp 1,7 triệu giạ lúa (bằng 34 000 tấn); trong 6 tháng đầu năm 1974, đóng góp được 2,7 triệu giạ (bằng 48000 tấn).<br>Các ngành sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, các mặt hoạt động văn hóa – xã hội, giáo dục, y tế cũng được đẩy mạnh. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài