Bài 10. Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX
Lý thuyết Cách mạng Tân Hợi (1911)
<p style="text-align: justify;">Dựa vào phong trào đấu tranh bền bỉ, liên tục của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu tập hợp lực lượng và thành lập các hội, các đảng. Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn. Tháng 8 – 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội và đề ra Học thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập. Dân quyền tự do. Dân sinh hạnh phúc) nhằm “đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa. thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất”. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;">Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương (10 – 10 – 1911). </p><p style="text-align: justify;">Phong trào cách mạng lan rộng nhanh chóng sang tốt có các tỉnh miền Nam từ Quảng Đông, Quảng Tây đến Tứ Xuyên và tiến dán lên miền Bắc Chính phủ Mãn Thanh chỉ còn giữ mấy tỉnh miền Bắc và cuối cùng bị sụp đổ. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;">Ngày 29 – 12 – 1911, một chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời. Nhưng những người lãnh đạo đã không kiên quyết lại vội vã thương lượng, đưa Viên Thế Khải – vốn là một đại thần nhà Thanh, lên thay Tôn Trung Sơn (tháng 2 – 1912) làm Tổng thống. Cách mạng coi như đã kết thúc</p> <p style="text-align: justify;">Cách mạng Tán Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời. Cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.<br>Cách mạng Tân Hợi cũng còn những hạn chế. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. Cuộc cách mạng này mới lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài