Quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh và Lê như thế nào?
<p style="text-align: justify;"><strong><em>* Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong:</em></strong>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">– Biết quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái quân vào chiếm kinh thành Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.
</p><p style="text-align: justify;">– Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.
</p><p style="text-align: justify;">– Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn trước.
</p><p style="text-align: justify;"><strong><em>* Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài:</em></strong>
</p><p style="text-align: justify;">– Tháng 6-1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
</p><p style="text-align: justify;">– Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ.
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">– Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>* Sự sụp đổ của chính quyền vua Lê ở Đàng Ngoài:</em></strong>
</p><p style="text-align: justify;">– Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ.
</p><p style="text-align: justify;">– Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn, vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp dẹp loạn.
</p><p style="text-align: justify;">– Sau khi giúp vua Lê đánh tan các tàn dư của họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng.
</p><p style="text-align: justify;">– Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến công ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ cùng các sĩ phu đã dốc sức xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.
</p>