Lý thuyết Kinh tế thời Lê sơ
<p style="text-align: justify;">Nông nghiệp<br>Hai mươi năm dưới ách thống trị của phong kiến nhà Minh, nước ta đã lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ. Để nhanh chóng phục hồi và phát triển nông nghiệp, vua Lê Thái Tổ cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn người được chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất. Nhà Lê kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng, đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Khuỵến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ, định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là phép quân điền, cấm giết trâu bò bừa bãi, cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt.<br>Công thương nghiệp<br>Các ngành, nghề thủ công truyền thống ở các làng xã như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm v.v… ngày càng phát triển. Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.<br>Các công xưởng do nhà nước quản lí, gọi là Cục bách tác, sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng… ; các nghề khai mỏ đồng, sắt, vàng được đẩy mạnh.<br>Nhà vua khuyến khích lập chợ mới, họp chợ, ban hành những điều lệ cụ thể quy định việc thành lập chợ và họp chợ.<br>Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán ở một số cửa khẩu như Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống và một số địa điểm ở Lạng Sơn, Tuyên Quang được kiểm soát chặt chẽ. Các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý là những thứ hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>