Lý thuyết Vương quốc Cam-pu-chia
<div class="Section1">
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Vương quốc Cam-pu-chia</strong>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">Đất nước Cam-pu-chia như một lòng chảo khổng lồ, xung quanh là rừng và cao nguyên bao bọc, còn đáy chảo là Biển Hồ và vùng phụ cận với những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ.
</p><p style="text-align: justify;">Ở Cam-pu-chia, tộc người chiếm đa số là Khơ-me. Địa bàn sinh tụ đầu tiên của người Khơ-me ở phía bắc nước Cam-pu-chia ngày nay, trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Công. Người Khơ-me giỏi săn bắn, quen đào ao, đắp hồ trữ nước. Họ đã sớm tiếp xúc với văn hoá Ấn Độ. biết khắc bia bằng chữ Phạn. Đến thế ki VI, vương quốc của người Khơ-me được hình thành mà sử sách Trung Quốc gọi là nước Chân Lạp ; còn người Khơ-me tự gọi tên nước mình là Cam-pu-chia.
</p><p style="text-align: justify;">Thời kì Ăng-co (802-1432) là thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia. Ăng-co là tên kinh đô, được xây dựng ở Tây Bắc Biển Hồ (nay thuộc tỉnh Xiêm Riệp). Sau này, người ta lấy Ăng-co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Cam-pu-chia phong kiến.
</p><p class="Bodytext80" style="text-align: justify;">Dưới thời Ăng-co, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới. Hồ Ba-ray Tây có diện tích rộng 14000 ha, chứa được 47,7 triệu m<sup>3</sup> nước. Ngoài nông nghiệp, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản quý và săn bắt thú trên rừng. Thủ công nghiệp ở Cam-pu-chia đã có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đố trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của các đền tháp.
</p><p style="text-align: justify;">Nhờ sự ổn định vững chắc về kinh tế, xã hội, các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài. Trong các <span>thế kỉ X – XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.</span>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
</div>
<p class="Bodytext80" style="text-align: justify;">Dưới thời Giay-a-vác-man VII (1181 – 1201), quân Cam-pu-chia đã tiến đánh Cham-pa (1190) và biến vương quốc này thành một tỉnh của Ăng-co, sau đó lại tiến hành thu phục vùng trung và hạ lưu Mê Nam, tiến đến tận Say Phong (gần Viêng Chăn). Ở thượng lưu sông Mê Nam, vua Giay-a-vác-man VII đã tiến đánh và thu phục địa bàn của Vương quốc Môn Ha-ri-pun-giay-a, tiến tới sát biên giới Mi-an-ma. Về phía nam, lãnh thổ Cam-pu-chia được mở rộng tới miền Bắc bán đảo Mã Lai.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhưng từ cuối thế kỉ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu. Thêm vào đó, Vương quốc Thái thành lập vào thế kỉ XIV đã nhiều lần gây chiến với Cam-pu-chia, tàn phá kinh thành Ăng-co. Sau 5 lần bị người Thái xâm chiếm, năm 1432 người Khơ-me phải bỏ kinh đô Ăng-co, lui về phía nam Biển Hồ, tức là khu vực Phnôm Pênh ngày nay. Từ đó, chính quyền phong kiến Cam-pu-chia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và lao vào những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau. Tình hình diễn biến rất phức tạp, khiến đất nước Cam-pu-chia hầu như suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược (1863).
</p><p class="Bodytext300" style="text-align: justify;">Trong hơn một nghìn năm dưới chế độ phong kiến, người Cam-pu-chia đã xây dựng nên một nền văn hoá riêng, hết sức độc đáo.
</p><p style="text-align: justify;" align="left">Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, người Khơ-me đã học chữ Phạn của người An. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo nên hệ thống chữ viết riêng của mình. Từ đó về sau, các bài văn bia, ngoài phần mở đầu theo thói quen viết bằng chữ Phạn, còn phần lớn đều được viết bằng chữ Khơ-me cổ.
</p><p style="text-align: justify;">Dòng văn học dân gian và văn học viết với những truyện thần thoại, <a data-autolink-id="26" target="_self" href="https://truyencuoivui.com/">truyện cười</a>, truyện trạng, truyện thơ v.v… đều phản ánh những tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, tình cảm giữa những con người cùng sống chung trong một cộng đồng.
</p><p style="text-align: justify;">Nghệ thuật kiến trúc Cam-pu-chia gắn chặt với những tôn giáo đã truyền bá ở đây. Thời kì đầu, Cam-pu-chia tiếp thu văn hoá Hinđu giáo. Thế kỉ xu Phật giáo Đại thừa lại có ảnh hưởng lớn ở Cam-pu-chia. Những công trình kiến trúc Hinđu giáo và Phật giáo đã xuất hiện. Nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng-co Vát và Ăng-co Thom.
</p>