Bài 22. Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
Lý thuyết Sự phát triển của thương nghiệp
<p style="text-align: justify;" align="left"><strong>3. Sự phát triển của thương nghiệp</strong> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;" align="left">Từ các thế kỉ XVI – XVII, buôn bán phát triển mạnh ở miền xuôi. Chợ làng chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường họp theo phiên. </p><p style="text-align: justify;">Nhân dân vùng Từ Sơn, Bắc Ninh có câu:Đình Bảng bán ấm, bán khay, Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông. </p><p style="text-align: justify;">Nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng. Một số nhà buôn lớn đã mua hàng thủ công hay thóc lúa chở thuyền đến đây bán và mua một số sản phẩm địa phương đưa về. Việc buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược cũng tăng lên. Nhà nước lập nhiều trạm ở các ngã ba đường lớn hay bến sông để thu thuế. Ở Đàng Trong, vào thế kỉ XVIII, nhiều nhà buôn – trong số đó có cả người Hoa, đã mua thóc của Gia Định rồi chở ra các dinh miền Trung để bán. </p><p style="text-align: justify;">Cũng trong thời gian này, do sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới và do chủ trương mở cửa của các chính quyền Trịnh, Nguyễn nên ngoại thương phát triển nhanh chóng. Thuyền buôn các nước, kể cả các nước châu Âu, đến nước ta ngày càng nhiều.</p> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh các thương nhân Trung Hoa, Nhật Bản, Gia-va, Xiêm…, xuất hiện những thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Họ đã chờ đến nước ta những sản phẩm như vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng, đồ sứ v.v… để đổi lấy tơ lụa, đường, đồ gốm, các loại nông sản, lâm sản quý… chở đi. Nhiều thương nhân nước ngoài như Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan, Anh, Pháp đã xin lập phố xá, cửa hàng để có thể buôn bán lâu dài. </p><p style="text-align: justify;">Ngoại thương phát triển rầm rộ lên trong một thời gian, nhưng đến giữa thế ki XVIII thì suy yếu dần. Chế độ thuế khoá ngày càng phức tạp, quan lại khám xét phiền phức, các chúa cũng xem đây là một nguồn thu nhập lớn. </p><p class="Bodytext80" style="text-align: justify;">Theo lời các lái buôn nước ngoài đương thời, thương nhân Hà Lan mỗi lần vào nước ta phải mua tơ xấu của chúa Trịnh đến hàng vạn lạng bạc, trong lúc đó “nợ cũ thì hầu như tuyệt vọng mà bọn quan lại thì ít khi trả tiền ngay, trong khi những việc này không đem trình lên chúa được nếu như không thông qua các bà phi dẫn đến tệ hà lạm nặng nề”. </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài
Vào các thế kỉ XV – XVI, trên thế giới có sự kiện gì đáng ghi nhớ góp phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế?
Xem lời giải
Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta ?
Xem lời giải
Hãy nhận xét về các đô thị thế kỉ XVII-XVIII
Xem lời giải
Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Xem lời giải
Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hoá ở các thế kỉ XVI -XVIII
Xem lời giải
Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao? Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa như thế nào?
Xem lời giải
Hãy nêu những câu ca dao về nghề thủ công mà em biết.
Xem lời giải
Lý thuyết Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII
Xem lời giải
Lý thuyết Sự phát triển của thủ công nghiệp
Xem lời giải
Lý thuyết Sự hưng khởi của các đô thị
Xem lời giải
Nêu các điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp giai đoạn này.
Xem lời giải
Nhận xét về thế mạnh của thủ công nghiệp đương thời.
Xem lời giải
Sự phát triển của làng thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào ? Liên hệ với ngày nay.
Xem lời giải
Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn bán trong nước.
Xem lời giải