Bài 33. Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế k…
Lý thuyết Cuộc đấu tranh thống nhất l-ta-li-a
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Cuộc đấu tranh thống nhất l-ta-li-a</strong> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;">Giữa thế kỉ XIX, I-ta-li-a vẫn bị chia thành 7 vương quốc nhỏ. Phần lớn các vương quốc theo chế độ quân chủ chuyên chế và chịu sự khống chế của đế quốc Áo ; duy chỉ có Vương quốc Pi-ê-môn-tê là giữ được độc lập với chế độ chính trị và kinh tế tiến bộ hơn cả. </p><p style="text-align: justify;">Dưới sự đô hộ của đế quốc Áo và ách thống trị của các thế lực phong kiến trong nước, hầu hết các quốc gia ở l-ta-li-a đều trong tình trạng trì trệ lạc hậu, kinh tế chậm phát triển. Trong khi đó, ở Vương quốc Pi-ê-môn-tê, nền quân chủ lập hiến của triều đại Xa-voa (đại diện cho quyền lợi của liên minh quý tộc tư sản hoá và đại tư sản) đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa đi lên. </p><p style="text-align: justify;">Giai cấp tư sản ở các vương quốc trên bán đảo I-ta-li-a đều muốn dựa vào Pi-ê-môn-tê để loại bỏ thế lực của Áo, thực hiện việc thống nhất I-ta-li-a. Bá tước Ca-vua – Thủ tướng Pi-ê-môn-tê, chủ trương dùng chiến tranh để thành lập nước I-ta-li-a thống nhất dưới sự lãnh đạo của Vương triều Xa-voa. </p><p style="text-align: justify;">Tháng 4 – 1859, Ca-vua liên minh với Pháp tiến hành chiến tranh với Áo. Trong khi chiến sự đang diễn ra, quần chúng ở các vương quốc thuộc miền Trung I-ta-li-a đã nổi dậy khởi nghĩa. Bọn phong kiến thống trị ở đây phải chạy sang Áo. Liên quân Pi-ê-môn-tê – Pháp, được sự hỗ trợ của đoàn quân tình nguyện Ga-ri-ban-đi, đã đẩy quân Áo vào tình thế vô cùng khó khăn. Tháng 3 – 1860, các vương quốc trên sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;">Tháng 4 – 1860, phong trào khởi nghĩa của nhân dân ở đảo Xi-xi-li-a (miền Nam I-ta-li-a) bùng nổ đòi lật đổ chính quyền tay sai đế quốc Áo và thống nhất đất nước. Ga-ri-ban-đi đem quân xuống giúp nhân dân Nam I-ta-li-a. Đội quân “Áo đỏ” hơn 1000 người do Ga-ri-ban-đi chỉ huy đã rời Giê-nô-va, vượt biển đổ bộ lên đảo Xi-xi-li-a.</p> <p style="text-align: justify;">Chỉ trong một thời gian ngắn, khoảng 4000 nông dân xin gia nhập đội quân “Áo đỏ” đã tiến vào thủ đô Na-pô-li, giải phóng toàn bộ miền Nam l-ta-li-a. Một chính quyền mới được thành lập do Ga-ri-ban-đi làm Chấp chính, những chính sách dân chủ được ban hành: chia đất công cho nông dân, những đặc quyền phong kiến bị bãi bỏ… </p><p style="text-align: justify;">Sau đó, miền Nam I-ta-li-a được sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê (10-1860), thành lập Vương quốc I-ta-li-a. Vua Pi-ê-môn-tê là Em-ma-nu-en II được tôn làm Quốc vương, Bá tước Ca-vua làm Thủ tướng. </p><p style="text-align: justify;"><span>Nhưng đất nước I-ta-li-a vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn vì còn hai vùng chưa được giải phóng là Vê-nê-xi-a (bị Áo thống trị) và Rô-ma (dưới sự bảo hộ của Pháp). Năm 1866,I-ta-li-a liên minh với Phổ chống Áo, giải phóng được Vê-nê-xi-a. Năm 1870, với sự thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, Rô-ma đã thuộc về I-ta-li-a. </span> </p><p style="text-align: justify;">Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản, lật đổ sự thống trị của đế quốc Áo và các thế lực phong kiến bảo thủ I-ta-li-a, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài