<p><strong>1. Nguyên nhân</strong></p>
<p>- Do tác động lí, hóa, sinh học ở ngoại cảnh.</p>
<p>- Do những rối loạn sinh lí, hóa sinh trong tế bào.</p>
<p>2. Cơ chế phát sinh đột biến gen.</p>
<p>a. Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN.</p>
<p>- Các bazơ nitơ thường tồn tại ở 2 dạng cấu trúc: dạng thường và dạng hiếm.</p>
<p>+ Các dạng hiếm (hỗ biến) có những vị trí liên kết hiđrô bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng khi nhân đôi, từ đó dẫn đến phát sinh đột biến gen.</p>
<p>VD:</p>
<p><img src="https://vietjack.com/giai-bai-tap-sinh-hoc-12/images/ly-thuyet-dot-bien-gen.PNG" alt="Lý thuyết Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn" /></p>
<p><strong>b. Tác động của các nhân tố đột biến</strong></p>
<p>- Tác động của các tác nhân vật lí: Tia tử ngoại (UV) làm cho 2 bazơ Timin trên 1 mạch ADN liên kết với nhau làm phát sinh ĐBG.</p>
<p>- Tác động của các tác nhân hóa học: 5-Brôm Uraxin là đồng đẳng của Timin gây thay thế A-T → G-X.</p>
<p>- Tác nhân sinh học: Virut gây ra đột biến.</p>
<p><img src="https://vietjack.com/giai-bai-tap-sinh-hoc-12/images/ly-thuyet-dot-bien-gen-1.PNG" alt="Lý thuyết Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn" /></p>