Bài 20. Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới
<strong>Trả lời câu hỏi mục 1b trang 61 SGK Địa lí 10</strong>
<p>Dựa vào hình 20 và thông tin trong mục 1, hãy:</p>
<p>- Xác định trên bản đồ một số nước có mật độ dân số trên 200 người/km<sup>2</sup> và một số nước có mật độ dân số dưới 10 người/km<sup>2</sup>.</p>
<p>- Phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư.</p>
<p><img src="https://img.loigiaihay.com/picture/2022/0328/4.PNG" /></p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Đọc thông tin mục 1 (Phân bố dân cư) và quan sát hình 20:</p>
<p>- Đọc bảng chú giải để xác định màu sắc thể hiện mật độ dân số trên 200 người/km<sup>2 </sup>– màu đỏ và màu sắc thể hiện mật độ dân số dưới 10 người/km<sup>2</sup> – màu vàng nhạt => Đối chiếu lên bản đồ để tìm nước có mật độ dân số tương ứng.</p>
<p>- Phân tích tác động của các nhân đến phân bố dân cư cần lấy ví dụ minh chứng.</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>- Các quốc gia có mật độ dân số:</p>
<p>+ Trên 200 người/km<sup>2</sup>: Nhật Bản, Hàn Quốc, Phi-lip-pin, Việt Nam, Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Nê-pan, Anh, Hà Lan, Đức, Áo, I-ta-li-a, Ni-giê-ri-a,…</p>
<p>+ Dưới 10 người/km<sup>2</sup>: Ca-na-đa, Liên bang Nga, Ô-xtrây-li-a, Ca-dắc-xtan, Mông Cổ, Li-bi, Mô-ri-ta-ni, Ni-giê, Gia-bông, Nam-mi-bi-a, Bôt-xoa-na,…</p>
<p>- Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư:</p>
<p><strong><em>Tự nhiên:</em></strong> tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người.</p>
<p>Ví dụ: khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú và đa dạng => dân cư đông bậc nhất thế giới. Ngược lại, khu vực phía bắc Liên bang Nga dân cư rất thưa thớt do khí hậu lạnh giá khắc nghiệt.</p>
<p><strong><em>Kinh tế - xã hội:</em></strong></p>
<p>+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: quyết định việc phân bố dân cư, làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sang tự giác. Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế.</p>
<p>Ví dụ: Thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản) là nơi tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ => thu hút nhiều lao động (dân cư đông đúc).</p>
<p>+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.</p>
<p>Ví dụ: Ở VN, ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn so với ĐBSCL => dân cư ĐBSH đông đúc hơn.</p>
<p>+ Di cư.</p>
<p>Ví dụ: Các luồng di dân lớn trong lịch sử có thể làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả châu lục.</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài