Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 10 / Địa lý / Bài 28. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bài 28. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
<strong>Giải bài luyện tập trang 80 SGK Địa lí 10</strong>
<p style="font-weight: 400;">Hãy thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp bằng một sơ đồ. Nêu ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của một nhân tố đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.</p>
<p style="font-weight: 400;"><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p style="font-weight: 400;">Dựa vào kiến thức đã học về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.</p>
<p style="font-weight: 400;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p style="font-weight: 400;"><strong>Ví dụ: Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động.</strong></p>
<p style="font-weight: 400;">- Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.</p>
<p style="font-weight: 400;">- Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...</p>
<p style="font-weight: 400;">- Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.</p>
<p style="font-weight: 400;">Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ => thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…</p>