Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 10 / Địa lý / Bài 16: Thực hành phân tích sự phân bố của đất và sinh vật trên Trái Đất
Bài 16: Thực hành phân tích sự phân bố của đất và sinh vật trên Trái Đất
<strong>Trả lời câu hỏi mục II trang 68 SGK Địa lí 10</strong>
<p>Dựa vào hình 16.3 và kiến thức đã học, em hãy:</p>
<p>- Nhận xét sự thay đổi của đất và thảm thực vật theo độ cao.</p>
<p>- Nêu sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cap-ca (Kavkaz).</p>
<p><img src="https://img.loigiaihay.com/picture/2022/0402/4.PNG" /></p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Quan sát hình 16.3 và dựa vào kiến thức đã học.</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>- Đất và thảm thực có sự thay đổi theo độ cao:</p>
<p>+ Dưới chân núi là rừng lá rộng, càng lên cao thực vật càng thưa thớt, đến 1 độ cao nhất định xuất hiện băng tuyết.</p>
<p>+ Các loại đất tốt, màu mỡ được hình thành dưới chân núi; càng lên cao tầng đất càng mỏng, đất kém phát triển.</p>
<p>=> Nguyên nhân: do sự khác nhau về nhiệt và ẩm (càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm không khí tăng lên đến 1 độ cao nhất định mới giảm).</p>
<p>- Sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cap-ca:</p>
<p><em><strong>Sườn Tây dãy Cap-ca</strong></em></p>
<p>+ 0 – 500 m: rừng sồi – đất đỏ cận nhiệt.</p>
<p>+ 500 – 1300 m: rừng dẻ - đất đỏ cận nhiệt (500 – 800 m) và đất nâu sẫm (800 – 1300 m).</p>
<p>+ 1300 – 1700 m: rừng linh sam – đất pôtdôn.</p>
<p>+ 1700 – 2300 m: đồng cỏ An-pin – đất đồng cỏ núi.</p>
<p>+ 2300 – 3000m: địa y và cây bụi – vách đá và đứt đoạn các đảo đất.</p>
<p>+ Trên 3000 m: băng tuyết.</p>
<p><em><strong>Sườn Đông dãy Cap-ca</strong></em></p>
<p>+ 0 – 500 m: thảo nguyên – đất hạt dẻ và nâu sẫm.</p>
<p>+ 500 – 1000m: rừng dẻ và sồi – đất rừng màu nâu.</p>
<p>+ 1000 – 2000 m: đồng cỏ An-pin – đất đồng cỏ núi.</p>
<p>+ 2000 – 3000 m: địa y và cây bụi – đất sơ đẳng.</p>
<p>+ Trên 3000 m: băng tuyết.</p>