Bài 21. Môi trường đới lạnh
Lý thuyết Sự thích nghi của động vật, thực vật với môi trường
<p style="text-align: justify;">Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y… <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> <p style="text-align: justify;"><img src="https://baitapsachgiaokhoa.com/imgs/21.5.jpg" alt="Lý thuyết Sự thích nghi của động vật, thực vật với môi trường" width="314" height="232" title="Lý thuyết Sự thích nghi của động vật, thực vật với môi trường"><br>Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi…), lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc…) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt…). Chúng thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông. Cuộc sống ở đới lạnh sinh động hẳn lên vào mùa hạ khi cây cỏ. rêu. địa y… nở rộ trên đất liền và các sinh vật phù du phát triển mạnh trong đại dương đã tan lớp băng trên mặt, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá…</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài