Bài 57. Khu vực Tây và Trung Âu
Lý thuyết Khái quát tự nhiên khu vực Tây và Trung Âu
<p style="text-align: justify;">Khu vực Tây và Trung Âu trải dài từ quần đảo Anh – Ai-len qua lãnh thổ các nước Pháp, Đức, Ba Lan, Xlô-va-ki-a, Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Áo, Thuỵ Sĩ… Địa hình gồm ba miền: miền đồng bằng phía bắc, miền núi già ờ giữa và miền núi trẻ ở phía nam.
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
<p style="text-align: justify;">Ảnh hưởng của biển đối với khí hậu rất rõ rệt.<br>Càng đi về phía đông ảnh hưởng của biển càng giảm dần. Ven biển phía tây có khí hậu ôn đới hải dương, sông ngòi nhiều nước quanh năm. Vào sâu trong đất liền có khí hậu ôn đới lục địa, sông ngòi đóng băng về mùa đông.<br>Miền đồng bằng Tây và Trung Âu nằm giáp Biển Bắc và biển Ban-tích, trải dài từ Bắc Pháp qua lãnh thổ Ba Lan. Phía bắc có nhiều đầm lầy và hồ, đất xấu. Phía nam là những dải đất sét pha cát mịn màu mỡ. Vùng đất thấp ven Biển BÁc hiện nay đang tiếp tục lún xuống mỗi năm vài xăngtimét.<br>Miền núi già Tây và Trung Âu nằm ở phía nam miền đồng bằng là miền núi uốn nếp – đoạn tầng. Địa hình nổi bật là các khối núi ngăn cách với nhau bởi những đồng bằng nhỏ hẹp và các bồn địa.<br>Miền núi trẻ Tây và Trung Âu gồm các dãy An-pơ và Cac-pat.<br>Dãy An-pơ đồ sộ, uốn thành một vòng cung dài trên 1200 km, gồm nhiều dải núi chạy song song, với các đỉnh cao trên 3000 m. có tuyết và băng hà bao phủ. Dãy Cac-pat là một vòng cung núi dài gần 1500 km. thấp hơn dãy An-pơ, trên các sườn núi còn nhiều rừng cây, khoáng sản có sắt và kim loại màu, đặc biệt vùng chân núi phía đông có nhiều mỏ muối kali, khí thiên nhiên và dầu mỏ.<br>Tiếp giáp với dãy Cac-pat là bình nguyên trung lưu và bình nguyên hạ lưu sông Đa-nuýp.</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài