Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 7 / Địa lý / Bài 20. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc
Bài 20. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc
Lý thuyết Hoạt động kinh tế
<p style="text-align: justify;">Do trồng trọt khó khăn nên hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc chủ yếu là chăn nuôi du mục. Họ nuôi dê, cừu, lạc đà… và đưa đàn gia súc đi từ nơi này đến nơi khác để tìm nguồn nước, nguồn thức ăn.
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="https://baitapsachgiaokhoa.com/imgs/20.1.jpg" alt="Lý thuyết Hoạt động kinh tế" width="297" height="143" title="Lý thuyết Hoạt động kinh tế"><br>Một số dân tộc dùng lạc đà để vận chuyển hàng hoá và buôn bán xuyên qua các hoang mạc rộng lớn. Một vài dân tộc khác sống định cư trong các ốc đào ; họ trồng chà là, cam, chanh, lúa mạch, rau đậu… trên những mảnh vườn nhỏ và chăn nuôi dê, cừu…
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="https://baitapsachgiaokhoa.com/imgs/20.2.jpg" alt="Lý thuyết Hoạt động kinh tế" width="313" height="155" title="Lý thuyết Hoạt động kinh tế"><br>Trong những năm gần đây, với sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, người ta đã phát hiện được các mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm trong lòng đất các hoang mạc. Nhờ đó, con người đã tiến vào khai thác và làm biến đổi mặt của nhiều vùng đất hoang mạc như ở Tây Nam Hoa Kì, Trung Đông, bán đảo Ả Rập. Bắc Phi và Trung Á. Sự phát triển của hoạt động du lịch cũng đem lại nguồn lợi lớn cho người dân ở hoang mạc.</p>