Bài 33. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằ…
Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.
<p style="text-align: justify;"><strong class="content_question">Đề bài</strong> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;">Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. </p><p style="text-align: justify;"><strong class="content_detail">Lời giải chi tiết</strong> </p><p style="text-align: justify;">* Thuận lợi </p><div class="Section1" style="text-align: justify;"> <p class="Bodytext1">– Vị trí địa lí: có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội. </p><p class="Bodytext1">+ Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn, phía Đông Nam giáp vịnh Bắc Bộ, có cảng biển lớn (Hải Phòng) gần với tuyến hàng hải quốc tế là điều kiện để giao lưu phát triển với bên ngoài. </p><p class="Bodytext1">+ Đồng bằng sông Hồng liền kề với Trung du miền núi Bắc Bộ – vùng có tiềm năng về nông sản và khoáng sản, thủy điện lớn nhất nước ta. </p><p class="Bodytext1">+ Vị trí ở trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cầu nối kinh tế giữa Trung du miền núi Bắc Bộ với Bắc Trung Bộ, tiếp giáp biển Đông rộng lớn =&gt; thuận lợi trong giao lưu với các vùng  trong cả nước và với các nước trong khu vực, trên thế giới. </p><p class="Bodytext1">– Tài nguyên thiên nhiên: </p><p class="Bodytext1">+ Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (thâm canh lúa nước). </p><p class="Bodytext1">+ Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng rất phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng). </p></div> <p style="text-align: justify;">+ Đường bờ biển dài 400km, ven biển nhiều vũng vịnh, bãi tôm bãi cá thuận lợi cho đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Ven biển có thể xây dựng cảng nước sâu (Hải Phòng) phát triển giao thông vận tải biển; nhiều bãi biển đẹp, đảo ven bờ phát triển du lịch (Cát Bà, Đồ Sơn). </p><p class="Bodytext1" style="text-align: justify;">+ Khoáng sản có giá trị nhất là đá vôi, sét, cao lanh. Ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về dầu khí (mỏ khí Tiền Hải). <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p class="Bodytext1" style="text-align: justify;">–  Điều kiện kinh tế – xã hội: </p><p class="Bodytext1" style="text-align: justify;">+ Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở các đô thị.</p> <p class="Bodytext1" style="text-align: justify;">+ Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới giao thông phát triển mạnh và khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo. </p><p class="Bodytext1" style="text-align: justify;">+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật cho các ngành kinh tế đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các nhà máy, xí nghiệp với năng lực đáng kể… </p><p class="Bodytext1" style="text-align: justify;">+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn. </p><p class="Bodytext1" style="text-align: justify;">+ Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời<span style="font-size: 8.666666984558105px;">. </span> </p><p style="text-align: justify;">+ Thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài. </p><p class="Bodytext1" style="text-align: justify;">+ Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các trường đại học, viện nghiên cứu, được áp dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật của cả nước. </p><p class="Bodytext1" style="text-align: justify;">+ Mạng lưới đô thị tương đối phát triển với hai trung tâm kinh tế – xã hội vào loại lớn nhất cả nước là Hà Nội, Hải Phòng. </p><p class="Bodytext1" style="text-align: justify;">* Khó khăn </p><p class="Bodytext1" style="text-align: justify;">–   Là vùng có số dân đông nhất nước. Mật độ dân số lên đến 1.225 người/km<sup>2</sup> (năm 2006), gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước. Vì thế, đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. </p><p class="Bodytext1" style="text-align: justify;">–   Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán. </p><p class="Bodytext1" style="text-align: justify;">–   Việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên (đất, nước mặt trên,..) bị suy thoái. </p><p class="Bodytext1" style="text-align: justify;">–   Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp,… </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài