Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 12 / Địa lý / Bài 9 – 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Bài 9 – 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Dựa vào hình 9.2, hãy cho biết các trung tâm áp cao hình thành gió mùa mùa hạ ở Việt Nam; hướng di chuyển và tính chất của gió này.
<p style="text-align: justify;"><strong class="content_question">Đề bài</strong>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Dựa vào hình 9.2, hãy cho biết các trung tâm áp cao hình thành gió mùa mùa hạ ở Việt Nam ; hướng di chuyển và tính chất của gió này.</em>
</p><p style="text-align: justify;"><em><img style="width: 100%; max-width: 628px;" src="https://baitapsachgiaokhoa.com/imgs/hinh-13-dia-12-ddn.jpg" alt="Dựa vào hình 9.2, hãy cho biết các trung tâm áp cao hình thành gió mùa mùa hạ ở Việt Nam; hướng di chuyển và tính chất của gió này." title="Dựa vào hình 9.2, hãy cho biết các trung tâm áp cao hình thành gió mùa mùa hạ ở Việt Nam; hướng di chuyển và tính chất của gió này."></em>
</p><p style="text-align: justify;"><strong class="content_detail">Lời giải chi tiết</strong>
</p><p style="text-align: justify;"><strong>– </strong>Các trung tâm áp cao hình thành gió mùa mùa hạ ở nước ta :
</p><p style="text-align: justify;">+ Nửa đầu mùa hạ : khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam, sau khi trút hết mưa ở sườn Tây dãy Trường Sơn, gió vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy biên giới Việt Lào, tràn xuống đồng bằng, trở nên khô nóng hình thành gió phơn Tây Nam (gió Tây khô nóng).
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">+ Giữa và cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam, khối khí xích đạo (Em) </p>
<p style="text-align: justify;">– Hướng di chuyển: cả hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào Việt Nam (riêng khu vực Bắc Bộ thổi hướng Đông Nam do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ), hình thành gió mùa mùa hạ.
</p><p style="text-align: justify;">– Tính chất:
</p><p style="text-align: justify;">+ Nửa đầu mùa hạ (tháng 5 – 7): khối khí Bắc Ấn Độ Dương di chuyển hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp vào nước ta gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Sau đó vượt dãy Trường Sơn gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển miền Trung và phía Nam khu vực Tây Bắc.
</p><p style="text-align: justify;">+ Giữa và cuối mùa hạ (tháng 6 – 10): gió mùa Tây Nam (từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh lên. Vượt qua vùng biển xích đạo trở nên nóng ẩm và gây mưa lớn kéo dài cho vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta.
</p>