Bài 26. Cơ cấu nền kinh tế
Bài 1 trang 102 SGK Địa lí 10
<p style="text-align: justify;"><strong class="content_question">Đề bài</strong> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;"><em>Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế?</em> </p><p style="text-align: justify;"><strong class="content_detail">Lời giải chi tiết</strong> </p><p style="text-align: justify;">Căn cứ vào nguồn gốc, có các loại nguồn lực: vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế- xã hội. </p><p style="text-align: justify;">– Vị trí địa lí (vị trí về tự nhiên và kinh tế chính trị và giao thông): tạo những khả năng (thuận lợi hay khó khăn) để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau. Trong xu thế hội nhập của nền kinh lê thế giới và toàn cầu, vị trí địa lí là một nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia. </p><p style="text-align: justify;">– Nguồn lực thiên nhiên (khoáng sản, đâu nước, hiển, sinh vật,…) và các điều kiện lự nhiên (thời tiết, khí hậu,…)  là cơ sở tự nhiên quá trình sản xuất. </p><p style="text-align: justify;">+ Cung cấp các nguồn nguyên, nhiên liệu cho hoạt động khai thác và sản xuất, quy định sự có mặt các ngành sản xuất, quy mô các các ngành sản xuất. </p><p style="text-align: justify;">+ Các nhân tố tự nhiên (địa hình, đất, nguồn nước, khí hậu…) tác động, ảnh hưởng đến việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất; trong nông nghiệp các nhân tố tự nhiên có vai trò là yếu tố cơ sở quy định sự phát triển và phân bố sản xuất.</p> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> <p style="text-align: justify;">– Nguồn lực kinh tế -xã hội: </p><p style="text-align: justify;">+ Dân cư, nguồn lao động: được coi là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế. Dân cư và nguồn lao động vừa là yếu tố đầu vào của các hoạt động kinh tế vừa là thị trường tiêu thụ). </p><p style="text-align: justify;">+ Vốn: là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất; sự gia tăng nhanh các nguồn vốn, phân bố và sử dụng chúng một cách có hiệu quả sẽ tác động rất lớn đến tăng trưởng, tạo việc làm, tăng tích lũy cho nền kinh tế. </p><p style="text-align: justify;">+ Thị trường: Quy mô và cơ cấu tiêu dùng của dân cư góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế;   thị trường tiêu dùng còn tăng sức cạnh tranh, tạo nên thị hiếu tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm. </p><p style="text-align: justify;">+ Khoa học – kĩ thuật và công nghệ: góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác; thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng quy mô sản xuất các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao;tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. </p><p style="text-align: justify;">+ Chính sách và xu hướng phát triển: đường lối, chính sách đúng đắn sẽ tập hợp được mọi nguồn lực (cả nội và ngoại lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, chính sách kinh tế thông thoáng, mở cửa sẽ thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế. </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài