Chi tiết câu hỏi

Lớp 8 • Ngữ Văn
Hỏi nhanh
Gia sư đã trả lời
thời gian14:22, 08/11/2023
Bài thơ 
Mùa xuân chín
                     (Hàn Mặc Tử)
 Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây...

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
- “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

Mọi người giúp em với ạ, em cảm ơn nhiều, xin lỗi vì ảnh của đề bị mờ và hơi nhàu do em sơ suất ạ:((

Trả lời

Gia sư Hải Yến

14:42, 08/11/2023

Chào em, gia sư gửi em hướng dẫn 5 câu đầu, em lưu ý cho lần đặt câu hỏi tiếp theo không gửi hình ảnh bộ đề để nhận giải đáp sớm nhất nhé

1. Thể thơ 7 chữ, phương thức biểu đạt: Biểu cảm
2. Tượng thanh: sột soạt, tượng hình: lấm tấm
3. Khổ 1:
Nhịp điệu, cách gieo vần
+ Nhịp điệu: 4/3.
+ Gieo vần chân, vần lưng linh hoạt, tự do tạo không khí phóng khoáng cho bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc xuân
Khổ 3: 
- Nhịp điệu, cách gieo vần
+ Nhịp điệu: 4/3 (câu 1, 4); 2/2/3 (câu 2, 3)
+ Gieo vần chân: núi – trúc, mây – ngây
4. Thanh tĩnh, bình dị, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương. Những hình ảnh bầu trời xanh đang dần gợi lại những hình ảnh tươi đẹp, nó đang dần lan tỏa và bom trùm lên toàn bộ không gian ở nơi đây, nó thể hiện một tình cảm đặc biệt nhất, với những hình ảnh của cánh đồng đang hát vang và vang và đám xuân xanh, ở đây ẩn dụ để nói những người con gái đang đến tuổi xuân thì. 
5.“Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín / Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng”. Hai câu này cất lên mang đầy nỗi buồn đến xót xa. Khách xa, từ bao giờ, những người con xa quê trở thành một người lạ lẫm. Mùa xuân, mùa của sự đoàn viên, tụ họp, ấy mà, đáng thương thay, người xa quê không thể về bên gia đình vào những ngày đấy. Họ chỉ đành hoài niệm về ngày xưa cũ. Hai chữ “bâng khuâng” đã nói lên tất cả. Có lẽ nhân vật trữ tình cũng đã hoặc đang xa quê nên mới có thể cảm nhận được những rung động đấy. Có nỗi nhớ nào bằng nỗi niềm xa quê. Câu thơ thốt lên, bạn đọc không khỏi ngậm ngùi. Như chạm vào đáy lòng, giọng thơ bỗng chùng xuống, mang cảm giác đau đáu, xót xa.

Bạn muốn hỏi điều gì?

question icon ĐẶT CÂU HỎI

500.000+

Lượt tải

10.000+

Câu hỏi được giải mỗi ngày

5.000+

Gia sư giải đáp

Ghé thăm ứng dụng của chúng tôi

CoLearn - Nền tảng học tập kết nối

intro-cut