Chi tiết câu hỏi

Lớp 11 • Ngữ Văn
Hỏi nhanh
Gia sư đã trả lời
thời gian16:51, 19/09/2023
Dạ giúp em với ạ huhu

Trả lời

Gia sư Hải Yến

17:09, 19/09/2023

Ở truyện “Chí Phèo”, Nam Cao đã để nhân vật xuất hiện bắt đầu bằng tiếng chửi: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời…”. Cách mở truyện như vậy gây ấn tượng và tạo sự cuốn hút với người đọc về cuộc đời, số phận của nhân vậtCứ rượu vào là hắn chửi. Hắn chửi tất cả từ trời đời cả làng Vũ Đại “cha đứa nào không chửi nhau với hắn” “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn”. Đối tượng chửi đã được xác định: xã hội thực dân nửa phong kiến đã sinh ra cái thằng Chí Phèo, đối tượng chửi qua đó cũng thu hẹp dần chứng tỏ Chí đang rơi vào ngõ cụt của sự bế tắc. Hắn lồng lồng chửi chỉ mong có ai đó chửi lại hắn, thế nhưng cái mà Chí nhận được là : “trời có của riêng nhà nào” “đời là tất cả nhưng chẳng là ai” “không ai lên tiếng cả” “không ai ra điều” “nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo”. Đáp lại tiếng chửi ấy trớ trêu thay lại là “tiếng chó cắn lao xao”. Chí chửi tức là Chí muốn giao tiếp với mọi người nhưng tất cả đều im lặng, chỉ có “ba con chó dữ với một thằng say rượu”. Chí đã bị đánh bật ra khỏi xã hội loài người, tiếng chửi trở nên vật vã, tuyệt vọng. Tiếng chửi của Chí là tiếng nói đau thương của một con người ý thức về bi kịch của mình: sống giữa cuộc đời nhưng đã mất quyền làm người Đó chính là sự đau xót của nhà văn đối với nhân vật của mình. Chi tiết bát cháo hành của Thị Nở giống như một phép màu làm thức tỉnh con người. Hình ảnh này xuất hiện ở phần giữa truyện. Chí Phèo say rượu, gặp Thị Nở ở vườn chuối. Khung cảnh hữu tình của đêm trăng đã đưa đến mối tình Thị Nở – Chí Phèo. Sau hôm đó, Chí Phèo bị cảm. Thị Nở thương tình đã về nhà nấu cháo hành mang sang cho hắn. Bát cháo hành trong cảm nhận của Chí: “Nồi cháo còn nóng nguyên… vừa mang sang Thị đã đi tìm gạo, hành thì may nhà lại còn”. Bát cháo hành khiến Chí rất “ngạc nhiên” và thấy “mắt như ươn ướt” bởi vì đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà. Bát cháo hành khiến Chí bâng khuâng nghĩa ngợi. Hắn cảm nhận: “Cháo mới thơm làm sao”. Bát cháo là sự quan tâm của Thị dành cho hắn. Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn nhận ra cháo hành rất thơm ngon. Bất cháo hành giản dị trong cảm nhận của Chí là thứ rất ngon, đó là chi tiết khiến hắn lần đầu tiên và cũng là duy nhất cảm thấy được quan tâm, nó đánh thức nhân tính bấy lâu nay bị vùi lấp trong Chí. Bát cháo hành là sự thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí phèo. Đó là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng. Đó còn là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn Chí: gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo. Hình ảnh bát cháo hành có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật, góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình người. Xây dựng kết cấu vòng trò đầu cuối tương ứng rất đặc sắc. Sau khi Chí Phèo chết, ở phần kết thúc tác phẩm, Thị Nở lại xuất hiện. Thị “nhớ lại lúc ăn nằm với hắn… rồi nhìn nhanh xuống bụng”, “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua…”. Cử chỉ và ý nghĩ của thị khiến người ta nghĩ tới: sẽ lại có một Chí Phèo con ra đời (…). Hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện trong ý nghĩ của Thị ở đây nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn: Một kiểu kết cấu tác phẩm đầu cuối tương ứng kết cấu vòng tròn. Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ cường hoà một lần nữa được nhấn mạnh tô đậm. Bá Kiến chết thì có lí Cường, Chí Phèo chết thì có một Chí Phèo con sẽ xuất hiện. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ cường hào khi âm ỉ, khi bùng lên dữ dội, song không thể giải quyết. Vấn đề những con người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường lưu manh cùng quẫn quay lại chống trả với xã hội bằng chính sự lưu manh của mình là vấn đề thuộc về bản chất, là quy luật tất yếu khi xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại. Hình ảnh “cái lò gạch cũ” nằm trong ý đồ nghệ thuật và là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Nam Cao.Với hình ảnh này, chủ đề của thiên truyện được khơi thêm những chiều sâu mới.
Đến với tác phẩm Chí Phèo, tấm màn được vén lên cũng là khi tấn bi kịch trò đời của Chí Phèo được lật mở. Một tiếng kêu cứu thất thanh của một con người đầy tuyệt vọng. Em đã đọc và bị ám ảnh bởi truyện ngắn này nhiều đến thế qua nhân vật Chí Phèo và những tấn bi kịch mà anh gánh chịu, giúp em hiểu hơn về nhân vật Chí Phèo – hình ảnh người lao động bị chà đạp trong xã hội cũ.

Em tham khảo nhé

Bạn muốn hỏi điều gì?

question icon ĐẶT CÂU HỎI

500.000+

Lượt tải

10.000+

Câu hỏi được giải mỗi ngày

5.000+

Gia sư giải đáp

Ghé thăm ứng dụng của chúng tôi

CoLearn - Nền tảng học tập kết nối

intro-cut