Em muốn bài văn hoàn chỉnh và chi tiết
Trả lời
Gia sư Trần Thục Hiền
07:42, 04/05/2023
Em tham khảo nhé. Chúc em học tốt.
"Một bữa no" là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nam Cao kể về cuộc đời của một bà lão nghèo khổ. Đối với nhiều người, có lẽ câu chuyện sâu xa được truyền tải còn thấm thía hơn nhiều truyện khác của Nam Cao.
Chủ đề về miếng ăn luôn chiếm vị trí hàng đầu trong sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám. Sở dĩ như thế là do cái lúc nào cũng là nỗi ám ảnh trong tư tưởng ông. Dù là người trí thức như Thứ trong Sống Mòn, Hộ trong Đời Thừa,Điền trong Trăng Sáng, hay những người bình dân như Người Bà trong Một Bữa No, Lộ trong Tư Cách Mõ, Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên đều không thoát khỏi những lo toan tủn mủn về miếng ăn. Miếng ăn đã trở thành nỗi ghê sợ trong sáng tác của Nam Cao. Như ta đã biết Nam Cao vốn là một thầy giáo nghèo, cuộc sống bấp bênh, đói khát luôn là nỗi lo thường trực và luôn là nỗi ám ảnh trong tâm hồn ông. Vì thế nỗi sợ hãi về thiếu đói luôn thường trực trong tâm trí của ông.
Một bữa no kể về một bà lão nuôi con khôn lớn, cứ ngỡ được an dưỡng tuổi già nhưng cuộc đời lại trớ trêu. Con trai bà ra đi khi còn sớm, chưa kịp đau buồn thì con dâu sau khi chịu tang chồng cũng bỏ mẹ bỏ con theo tình mới. Bà đằng đẵng nuôi cháu 7 năm ròng, nhưng cuối cùng do không còn đồng nào nữa nên mới phải bán cháu cho bà Phó để lấy 10 đồng tiền. Câu chuyện phản ánh sự thật phũ phàng của những năm đó, khi cái đói nghèo làm con người trở nên mất hết tình thân và nhân tính. Khi đến bước đường cùng, con đường mà nhiều người chọn chính là hy sinh đi thứ máu mủ tưởng chừng như chẳng cần thiết. Nhưng cuối cùng, lại chính vì một bữa no mà người phụ nữ đó lại phải tìm đến nơi đó chỉ để mong một bữa ăn.
Trong truyện, ta có thể khai thác nhân vật chính đó là bà lão. Bà là một người phụ nữ nghèo khổ, ta không thể phủ nhận được điều đó. Con trai mất sớm, con dâu bỏ nhà ra đi, cái đói bắt bà phải bán đi đứa cháu máu mủ. Cứ ngỡ lúc này cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, nhưng ai ngờ một trận ốm đã khiến người đàn bà đó kiệt quệ và mất trắng tất cả. Bà là người đáng thương, cũng là người đáng hận. Bởi không sinh ra trong hoàn cảnh đó, chẳng ai có thể dễ dàng đưa ra được quyết định. Bữa cơm cuối cùng, bà được ăn no nhưng lại là cái no sau khi đã đánh đổi hết sự xấu hổ của đời người.
Cảnh nghèo khó khiến con người ta đánh mất đi nhân tính, và bà cụ trong truyện chính là một nhân vật như vậy. Bà có một cuộc sống cơ cực khi con trai mất sớm, con dâu bỏ đi và đứa cháu bị bà bán vì không còn cái ăn. Một bữa no thực chất nói về một cuộc đời đang chết dần chết mòn trong một xã hội có sự phân biệt giai cấp rõ ràng. Nó chính là một câu chuyện mang nghĩa phê phán về thói đời, nhưng lại khiến cho con người ta không thể không cảm thương cho số phận các nhân vật trong truyện.
Bà cụ cả đời bươn chải, đến cái tuổi được nghỉ ngơi lại phải chịu nhiều biến cố. Đến cuối cùng, bà đánh mất hết sĩ diện để cố chấp như hùm như sói xin ăn ở nhà đã mua đứa cháu gái. Bà là một nhân vật khiến cho người đọc vừa thấy thương, vừa thấy giận. Bên cạnh đó, những nhân vật lướt qua như bà phó, đứa cháu gái,... cũng thể hiện được bản chất nhân vật. Bà phó nhà giàu nhưng keo kiệt, đứa cháu gái chẳng thương bà mà còn cảm thấy xấu hổ vì bà đến xin ăn. Nhưng có lẽ, đó mới chính là luân quả tuần hoàn khi người có lỗi trước lại chính là bà cụ.
Câu chuyện kết thúc bằng lời răn dạy của bà phó, còn số phận của bà cụ chắc chắn cũng đã có nhiều người đoán được. Bữa ăn no đó có lẽ chính là bữa ăn cuối cùng của bà cụ tội nghiệp.
Tư tưởng nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám thiên hẳn về thân phận của những người nông dân thấp cổ bé họng. Ông đồng cảm đến lạ lùng với những thân phận con người thấp hèn trong xã hội. Những nhân vật của Nam Cao phần lớn đều là những người lương thiện, nhưng do không đủ sức đề kháng trước những cạm bẫy của chế độ xã hội nên họ dần bị biến chất và tha hóa.
Những trang truyện cuối cùng khép lại, để trong lòng người đọc biết bao dư vị, cảm xúc. Là cái gì đó xót xa cho số phận đáng thương của người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, là cái gì đó tức giận bởi sự bất công của những con người có địa vị, đã đẩy những người dân lương thiện vào con đường tha hóa, biến chất. Không chỉ “Một bữa no”, mà còn biết bao những câu chuyện khác của tác giả Nam Cao đều lay động lòng người đến vậy. Không phải những cốt truyện với từ ngữ mĩ miều, mỗi mẩu chuyện ngắn của Nam Cao đều dung dị từ tên nhân vật cho tới hình thức, nội dung câu chuyện, chính bởi vậy Nam Cao hướng người đọc đến sự cảm thông, đồng cảm hết sức chân thành chứ không phải thứ tình cảm giả tạo, hào nhoáng. Cũng như lời Nam Cao đã từng nói trong tác phẩm “ Đời thừa “ của mình rằng : “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.”
"Một bữa no" là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nam Cao kể về cuộc đời của một bà lão nghèo khổ. Đối với nhiều người, có lẽ câu chuyện sâu xa được truyền tải còn thấm thía hơn nhiều truyện khác của Nam Cao.
Chủ đề về miếng ăn luôn chiếm vị trí hàng đầu trong sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám. Sở dĩ như thế là do cái lúc nào cũng là nỗi ám ảnh trong tư tưởng ông. Dù là người trí thức như Thứ trong Sống Mòn, Hộ trong Đời Thừa,Điền trong Trăng Sáng, hay những người bình dân như Người Bà trong Một Bữa No, Lộ trong Tư Cách Mõ, Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên đều không thoát khỏi những lo toan tủn mủn về miếng ăn. Miếng ăn đã trở thành nỗi ghê sợ trong sáng tác của Nam Cao. Như ta đã biết Nam Cao vốn là một thầy giáo nghèo, cuộc sống bấp bênh, đói khát luôn là nỗi lo thường trực và luôn là nỗi ám ảnh trong tâm hồn ông. Vì thế nỗi sợ hãi về thiếu đói luôn thường trực trong tâm trí của ông.
Một bữa no kể về một bà lão nuôi con khôn lớn, cứ ngỡ được an dưỡng tuổi già nhưng cuộc đời lại trớ trêu. Con trai bà ra đi khi còn sớm, chưa kịp đau buồn thì con dâu sau khi chịu tang chồng cũng bỏ mẹ bỏ con theo tình mới. Bà đằng đẵng nuôi cháu 7 năm ròng, nhưng cuối cùng do không còn đồng nào nữa nên mới phải bán cháu cho bà Phó để lấy 10 đồng tiền. Câu chuyện phản ánh sự thật phũ phàng của những năm đó, khi cái đói nghèo làm con người trở nên mất hết tình thân và nhân tính. Khi đến bước đường cùng, con đường mà nhiều người chọn chính là hy sinh đi thứ máu mủ tưởng chừng như chẳng cần thiết. Nhưng cuối cùng, lại chính vì một bữa no mà người phụ nữ đó lại phải tìm đến nơi đó chỉ để mong một bữa ăn.
Trong truyện, ta có thể khai thác nhân vật chính đó là bà lão. Bà là một người phụ nữ nghèo khổ, ta không thể phủ nhận được điều đó. Con trai mất sớm, con dâu bỏ nhà ra đi, cái đói bắt bà phải bán đi đứa cháu máu mủ. Cứ ngỡ lúc này cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, nhưng ai ngờ một trận ốm đã khiến người đàn bà đó kiệt quệ và mất trắng tất cả. Bà là người đáng thương, cũng là người đáng hận. Bởi không sinh ra trong hoàn cảnh đó, chẳng ai có thể dễ dàng đưa ra được quyết định. Bữa cơm cuối cùng, bà được ăn no nhưng lại là cái no sau khi đã đánh đổi hết sự xấu hổ của đời người.
Cảnh nghèo khó khiến con người ta đánh mất đi nhân tính, và bà cụ trong truyện chính là một nhân vật như vậy. Bà có một cuộc sống cơ cực khi con trai mất sớm, con dâu bỏ đi và đứa cháu bị bà bán vì không còn cái ăn. Một bữa no thực chất nói về một cuộc đời đang chết dần chết mòn trong một xã hội có sự phân biệt giai cấp rõ ràng. Nó chính là một câu chuyện mang nghĩa phê phán về thói đời, nhưng lại khiến cho con người ta không thể không cảm thương cho số phận các nhân vật trong truyện.
Bà cụ cả đời bươn chải, đến cái tuổi được nghỉ ngơi lại phải chịu nhiều biến cố. Đến cuối cùng, bà đánh mất hết sĩ diện để cố chấp như hùm như sói xin ăn ở nhà đã mua đứa cháu gái. Bà là một nhân vật khiến cho người đọc vừa thấy thương, vừa thấy giận. Bên cạnh đó, những nhân vật lướt qua như bà phó, đứa cháu gái,... cũng thể hiện được bản chất nhân vật. Bà phó nhà giàu nhưng keo kiệt, đứa cháu gái chẳng thương bà mà còn cảm thấy xấu hổ vì bà đến xin ăn. Nhưng có lẽ, đó mới chính là luân quả tuần hoàn khi người có lỗi trước lại chính là bà cụ.
Câu chuyện kết thúc bằng lời răn dạy của bà phó, còn số phận của bà cụ chắc chắn cũng đã có nhiều người đoán được. Bữa ăn no đó có lẽ chính là bữa ăn cuối cùng của bà cụ tội nghiệp.
Tư tưởng nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám thiên hẳn về thân phận của những người nông dân thấp cổ bé họng. Ông đồng cảm đến lạ lùng với những thân phận con người thấp hèn trong xã hội. Những nhân vật của Nam Cao phần lớn đều là những người lương thiện, nhưng do không đủ sức đề kháng trước những cạm bẫy của chế độ xã hội nên họ dần bị biến chất và tha hóa.
Những trang truyện cuối cùng khép lại, để trong lòng người đọc biết bao dư vị, cảm xúc. Là cái gì đó xót xa cho số phận đáng thương của người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, là cái gì đó tức giận bởi sự bất công của những con người có địa vị, đã đẩy những người dân lương thiện vào con đường tha hóa, biến chất. Không chỉ “Một bữa no”, mà còn biết bao những câu chuyện khác của tác giả Nam Cao đều lay động lòng người đến vậy. Không phải những cốt truyện với từ ngữ mĩ miều, mỗi mẩu chuyện ngắn của Nam Cao đều dung dị từ tên nhân vật cho tới hình thức, nội dung câu chuyện, chính bởi vậy Nam Cao hướng người đọc đến sự cảm thông, đồng cảm hết sức chân thành chứ không phải thứ tình cảm giả tạo, hào nhoáng. Cũng như lời Nam Cao đã từng nói trong tác phẩm “ Đời thừa “ của mình rằng : “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.”