mọi người giúp mình với, cảm nhận 13 câu thơ cuốI bài đồng chí
Trả lời
Gia sư Hải Yến
22:30, 13/04/2023
Chính Hữu nhà thơ để lại bài thơ Đồng chí với hình ảnh những người lính thân thương gắn bó chiến đấu chống giặc Pháp.Xuyên suốt bài thơ Đồng chí hình ảnh đồng chí hiện ra thân thương và gắn bó keo sơn. Bài thơ khép lại với bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, là biểu tượng cao đẹp về cuộc đời người chiến sĩ:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả….Công việc thực sự của người lính, và tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách gian lao, trong công việc đánh giặc thực sự là thử thách lớn nhất. Cũng chính ở cái nơi mà sự sống, cái chết chỉ kề nhau trong tích tắc ấy thì tình đồng chí mới thực sự thiêng liêng, cao đẹp. Ba câu thơ cuối như đã dựng lên bức tượng đài sừng sững về tình đồng chí. Trẽn cái nén hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên: Trong cảnh “rừng hoang sương muối” – rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời, nhưng những người lính vẫn đứng cạnh bên nhau, im lăng, phục kích chờ giặc tới. Từ “chờ” thể hiện tư thế chủ động. Hình ảnh của họ sát cánh bên nhau, đồng sinh cộng tử vững chãi làm mờ đi cái gian khổ ác liệt của cuộc chiến, tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Tình đồng chí khiến họ vẫn bình thản và lãng mạn ngay trong cuộc chiến đấu, thấy cuộc đời vẫn đẹp đẽ và thơ mộng ngay giữa nguy hiểm, giao lao.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Thơ ca kháng chiến khi nói tới gian khổ của người lính thường nói rất nhiều tới cái lạnh, cái rét. Đoạn thơ thứ hai này kết thúc bằng câu “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”, một sự cảm thông, chia sẻ vừa chân thành, vừa tha thiết làm sao. Người ta bảo bàn tay biết nói là thế. Hình ảnh kết thúc đoạn thứ hai này cắt nghĩa vì sao người lính có thể vượt qua mọi thiếu thốn, gian khổ, xa quê hương, quần áo rách vá, chân không giày, mùa đông lạnh giá với những cơn sốt rét “run người”... Hơi ấm của tình đồng chí truyền cho nhau đã giúp người lính thắng được tất cả. Hình ảnh kết thúc bài thơ chỉ có ba dòng:
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo... Sau những câu thơ tự do đang trải dài “Đêm nay rừng hoang sương muối”... câu kết thúc thu vào trong bốn chữ làm nhịp thơ đột ngột thay đổi, dồn nén, chắc gọn, gây sự chú ý cho người đọc. Hình ảnh kết thúc bài thơ đầy thơ mộng, cái thơ mộng của gian khố, hiểm nguy: một cánh rừng, một màn sương, một vầng trăng với hai ngọn súng, hai con người chờ giặc. “Đầu súng trăng treo” cùng là một câu thơ dồn nén và có sức tạo hình, nó đẹp như một biểu tượng chiến đấu của những người lính giàu phẩm chất tâm hồn. Đó cũng là vẻ đẹp trữ tình mới của thơ ca kháng chiến, kết hợp được súng và trăng mà không khiên cưỡng.
Câu thơ của Chính Hữu vừa mang nét mờ ảo lại mang nét tả thực, có thể nói nó chính là cái táo bạo mới mẻ và nhà thơ khám phá.
Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất chưa bao giờ lại gần đến thế nó chỉ cách nhau một chữ “treo” mà thôi. Phải chăng ngoài ý nghĩa lãng mạn nhà thơ còn muốn thể hiện một ý nghĩa sâu xa khác? Đó chính là mong muốn khát vọng về một ngày mai hòa bình và hạnh phúc? Sau đêm nay ngày mai bình minh sẽ ló dạng xua tan đi những cái buốt giá của thời gian và không gian.
Em tham khảo nhé
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả….Công việc thực sự của người lính, và tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách gian lao, trong công việc đánh giặc thực sự là thử thách lớn nhất. Cũng chính ở cái nơi mà sự sống, cái chết chỉ kề nhau trong tích tắc ấy thì tình đồng chí mới thực sự thiêng liêng, cao đẹp. Ba câu thơ cuối như đã dựng lên bức tượng đài sừng sững về tình đồng chí. Trẽn cái nén hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên: Trong cảnh “rừng hoang sương muối” – rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời, nhưng những người lính vẫn đứng cạnh bên nhau, im lăng, phục kích chờ giặc tới. Từ “chờ” thể hiện tư thế chủ động. Hình ảnh của họ sát cánh bên nhau, đồng sinh cộng tử vững chãi làm mờ đi cái gian khổ ác liệt của cuộc chiến, tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Tình đồng chí khiến họ vẫn bình thản và lãng mạn ngay trong cuộc chiến đấu, thấy cuộc đời vẫn đẹp đẽ và thơ mộng ngay giữa nguy hiểm, giao lao.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Thơ ca kháng chiến khi nói tới gian khổ của người lính thường nói rất nhiều tới cái lạnh, cái rét. Đoạn thơ thứ hai này kết thúc bằng câu “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”, một sự cảm thông, chia sẻ vừa chân thành, vừa tha thiết làm sao. Người ta bảo bàn tay biết nói là thế. Hình ảnh kết thúc đoạn thứ hai này cắt nghĩa vì sao người lính có thể vượt qua mọi thiếu thốn, gian khổ, xa quê hương, quần áo rách vá, chân không giày, mùa đông lạnh giá với những cơn sốt rét “run người”... Hơi ấm của tình đồng chí truyền cho nhau đã giúp người lính thắng được tất cả. Hình ảnh kết thúc bài thơ chỉ có ba dòng:
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo... Sau những câu thơ tự do đang trải dài “Đêm nay rừng hoang sương muối”... câu kết thúc thu vào trong bốn chữ làm nhịp thơ đột ngột thay đổi, dồn nén, chắc gọn, gây sự chú ý cho người đọc. Hình ảnh kết thúc bài thơ đầy thơ mộng, cái thơ mộng của gian khố, hiểm nguy: một cánh rừng, một màn sương, một vầng trăng với hai ngọn súng, hai con người chờ giặc. “Đầu súng trăng treo” cùng là một câu thơ dồn nén và có sức tạo hình, nó đẹp như một biểu tượng chiến đấu của những người lính giàu phẩm chất tâm hồn. Đó cũng là vẻ đẹp trữ tình mới của thơ ca kháng chiến, kết hợp được súng và trăng mà không khiên cưỡng.
Câu thơ của Chính Hữu vừa mang nét mờ ảo lại mang nét tả thực, có thể nói nó chính là cái táo bạo mới mẻ và nhà thơ khám phá.
Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất chưa bao giờ lại gần đến thế nó chỉ cách nhau một chữ “treo” mà thôi. Phải chăng ngoài ý nghĩa lãng mạn nhà thơ còn muốn thể hiện một ý nghĩa sâu xa khác? Đó chính là mong muốn khát vọng về một ngày mai hòa bình và hạnh phúc? Sau đêm nay ngày mai bình minh sẽ ló dạng xua tan đi những cái buốt giá của thời gian và không gian.
Em tham khảo nhé