Chi tiết câu hỏi

Lớp 10 • Sinh học
Hỏi nhanh
Gia sư đã trả lời
thời gian21:29, 28/03/2023
chủ đề 2 chuyên đề sinh học chân trời sáng tạo 35

Trả lời

Gia sư Phạm Thị Bích Uyên

21:34, 28/03/2023

Chào em, em tham khảo:

+ Đối tượng nghiên cứu: giống lúa chiêm chịu lạnh
mục đích nghiên cứu: nắm được phương pháp và quá trình nuôi cấy hạt phấn

+ Quy trình của phương pháp:
Để tạo giống lúa chiêm chịu lạnh, người ta lấy hạt phấn của lúa chiêm nuôi cấy trên môi trường nhân tạo trong điều kiện lạnh 8 – 10 độ C. Hạt phấn mang bộ gen đơn bội nên các alen lặn cũng được biểu hiện, tạo điều kiện cho sự chọn lọc những dòng tế bào có đặc tính mong muốn. Những tế bào nào chịu được lạnh sẽ sống sót, còn lại chũng sẽ chết, do đó chúng ta chọn lọc được mô chịu lạnh. Tuy nhiên các mô này mới chứa tế bào đơn bội. Chúng ta còn phải lưỡng bội hóa nó( có thể dùng bằng consixin), sau đó chọn lọc tạo giống cây chịu lạnh.

+ Ưu điểm:
- Giống tạo ra có tính đồng hợp tử cao.
- Phát sinh phôi dễ dàng trong quá trình nuôi cấy.
- Tạo cây đơn bội thuận lợi trong quá trình nghiên cứu di truyền.
- Tạo dòng thuần chủng,tính trạng ỏn định.

+ Nhược điểm:
- Khó thao tác do hạt phấn nhỏ.
- Hiệu suất thấp.
- Tỉ lệ tái sinh cây thấp.
- Kĩ thuật nuôi cấy phức tạp, phụ thuộc nhiều yếu tố.
- Đối với một số loài cây tạo ra không phải là cây đơn bội.
- Ở cây ngũ cốc, chỉ thu được cây xanh rất ít, nhiều cây bạch tạng hoặc thể khảm.

+ Kết luận: ứng dụng công nghệ tế bào vào đời sống đem lại những hiệu quả rõ rệt. Con người đã lai tạo được những giống cây trồng tốt hơn trước. Tuy nhiên cũng cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa để có thể đảm bảo tính an toàn cũng như có được năng suất cao hơn.

Bạn muốn hỏi điều gì?

question icon ĐẶT CÂU HỎI

500.000+

Lượt tải

10.000+

Câu hỏi được giải mỗi ngày

5.000+

Gia sư giải đáp

Ghé thăm ứng dụng của chúng tôi

CoLearn - Nền tảng học tập kết nối

intro-cut