Chi tiết câu hỏi

Lớp 7 • Địa lý
Hỏi nhanh
Gia sư đã trả lời
thời gian20:38, 05/02/2023
hãy làm bài báo cáo về kinh tế của nước Cộng Hòa Nam Phi bằng tiêu chí sau :
Mở đầu : hãy giới thiệu khái quát về nền kinh tế của nước cộng hòa nam phi ( 7 dòng)
Nội Dung chính :
+ nói về quá trình phát triển của nền kinh tế Nam Phi
+ hiện trạng nền kinh tế nam phi
+ nguyên nhân
kết luận : kết luận về nền kinh tế của nước cộng hòa nam phi qua những ý trên


tìm hiểu về mối quan hệ hợp tác giữa Việt nam và cộng hoà nam phi

Trả lời

Gia sư Phạm Thị Bích Uyên

20:54, 05/02/2023

Chào em, em tham khảo:

Mở đầu:
Nền kinh tế của Cộng hòa Nam Phi:
Nam Phi rất giàu tài nguyên, khoáng sản, công nghiệp, nông nghiệp phát triển, có khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Nam Phi có thế mạnh về sản xuất hàng công nghiệp (ngành công nghiệp Nam Phi chiếm tới 40% tổng sản lượng công nghiệp của châu Phi), điện năng, khai khoáng, dịch vụ và thương mại. Hiện Nam Phi đứng đầu thế giới về khai thác vàng, kim cương, măng-gan, quặng crôm. Năm 2001, Nam Phi là nước đứng thứ 6 trên thế giới (sau Trung Quốc, Mỹ, Úc, Ấn độ, Nga) về xuất khẩu than
– Về công nghiệp : Các ngành chính bao gồm khai thác khoáng sản, luyện kim màu, cơ khí, hóa chất, … Cộng hòa Nam Phi còn là một trong những nước sản xuất chủ yếu : uranium, kim cương, crom, vàng của thế giới.
– Về nông nghiệp : sản phẩm nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu, chủ yếu là hoa quả cận nhiệt đới, ngô, …
=> Cộng hòa Nam Phi là một nước công nghiệp phát triển nhất ở châu Phi.

Nội dung chính:
+ Quá trình: Tỷ trọng hàng xuất và nhập khẩu của Nam Phi chiếm 60% và 50% hàng xuất, nhập khẩu của tất cả các nước miền Nam châu Phi cộng lại. Tại Nam Phi, có hàng trăm công ty tư bản Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản hoạt động, họ chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: khai khoáng, chế biến, giao thông, bưu điện, ngân hàng, du lịch. Nam Phi thu hút được nhiều vốn đầu tư của các nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản..., lượng FDI của Mỹ vào Nam Phi đến 2003 đạt 112 triệu USD. Hàng nhập khẩu của Nam Phi vào Mỹ chiến 14,9% trong tổng số hàng Mỹ nhập của châu Phi. Nam Phi là quốc gia đứng đầu khu vực châu Phi về thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI. Tuy nhiên, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Nam Phi đã đề ra mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lên mức tương đương 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

+ Hiện trạng: Nam Phi cũng đang dần nổi lên với tư cách là một nước cung cấp tài nguyên thiên nhiên, dịch vụ tài chính, các ngành viễn thông, năng lượng và giao thông vận tải cũng phát triển mạnh. Thị trường chứng khoán đứng thứ 10 thế giới và cơ sở hạ tầng hiện đại trợ giúp đáng kể cho phân phối một cách hiệu quả đến các trung tâm đô thị chính của từng vùng. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế vẫn không thể giải quyết tỷ lệ thất nghiệp cao và các vấn đề kinh tế nan giải từ thời chủ nghĩa phân biệt chủng tộc để lại - đặc biệt là đói nghèo và thiếu hỗ trợ về kinh tế cho các nhóm thiệt thòi trong xã hội. Chính sách kinh tế của Nam Phi thiên về xu hướng vừa bảo thủ tài chính vừa thực dụng thông qua chủ trương giải quyết lạm phát và tự do hóa thương mại, như là một phương tiện tăng việc làm và thu nhập gia đình.
+ Nguyên nhân: Nam Phi có rất nhiều tài nguyên để thúc đẩy kinh tế tuy nhiên vẫn còn những hậu quả của thời chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

Quan hệ Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi:
Quan hệ thương mại giữa 2 nước có bước phát triển đáng kể, năm 2000, ta đã xuất khẩu hàng hóa sang Nam Phi trị giá khoảng 50 triệu USD. Năm 2006, buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Nam Phi đạt trên 154 triệu USD chưa kể qua con đường thứ 3. Trong đó ta nhập của Nam Phi trên 100 triệu USD chủ yếu là sắt thép, gỗ và nguyên phụ liệu gỗ. Ta xuất trên 54 triệu USD chủ yếu là gạo, giày dép, cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ....
Việt Nam và Nam Phi không có quan hệ ODA và NGO.
Việt Nam và Nam Phi ký Hiệp định thương mại song phương 4-2000. Tháng 11-2004, hai bên đã ký "Tuyên bố chung về Đối tác vì hợp tác và phát triển", "Hiệp định thành lập Diễn đàn Đối tác Liên Chính phủ hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học kỹ thuật", Thoả thuận thành lập Ủy ban thương mại hỗn hợp" và "Thoả thuận hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp".
Tháng 5-2007, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nam Phi hai bên đã ra "Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nam Phi", ký "Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ", "Hiệp định hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Nam Phi", "Biên bản phiên họp thứ nhất Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Nam Phi". Hai bên đang thảo luận, đàm phán về Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế song trùng.

Bạn muốn hỏi điều gì?

question icon ĐẶT CÂU HỎI

500.000+

Lượt tải

10.000+

Câu hỏi được giải mỗi ngày

5.000+

Gia sư giải đáp

Ghé thăm ứng dụng của chúng tôi

CoLearn - Nền tảng học tập kết nối

intro-cut