Đề bài: Phân tích thuật hứng 15
Trả lời
Gia sư Trần Thục Hiền
08:12, 03/02/2023
Em tham khảo nhé, chúc em học tốt
DÀN Ý
I. MB:
- Nguyễn Trãi (1380-1442) là ngôi sao Khuê lấp lánh trên bầu trời Đại việt trong thế kỷ 15. “Quốc âm thi tập” và “Ức trai thi tập” là hai kiệt tác trong nền thơ ca Việt Nam. Riêng “Quốc âm thi tập” – là một tập thơ viết bằng chữ Nôm ra đời sớm nhất mà ta còn giữ được gồm 254 bài – nó như ánh hào quang củ ngôi sao Khuê lấp lánh xuyên suốt hành trình thiên niên kỷ của dân tộc.“Quốc âm thi tập” nhìn chung không có tên bải riêng cho mỗi bài thơ. Nguyễn Trãi nhóm thành nhiều chùm thơ: Ngôn chí, Mạn thuật, Trần tình, Thuật hứng, Tự thán, Tức sự, Bảo kính cảnh giớ.v.v… Đây là bài thơ số 15 trong chùm thơ “Thuật hứng” 25 bài.
II. TB
1. Giới thiệu chung
- Bài thơ này Nguyễn Trãi làm khi đã về ở ẩn tại lều tranh quê nhà Côn Sơn, Chí Linh, Hải Dương. Tiên sinh giờ đây như một ẩn sĩ, như một thường dân, lại như một thi sĩ lánh đời ở chốn nước mây, ngoài vòng danh lợi phù phiếm, sau khi đã chịu nhiều bầm dập đớn đau về thể xác và nhất là tinh thần, như thể một cánh chim đã “phải cung nên cũng sợ làn cây cong”...
2. Phân tích
a. Ngại ở nhân gian lưới trần
Thì nằm thôn dã miễn yên thân
- Ngại, là ngại ngần, sợ hãi lắm cái lưới trần, vô hình vô ảnh ở chốn trần gian này. Một người anh hùng dân tộc, đã từng vung bút đuổi hàng chục vạn quân thù (Văn chương Nguyễn Trãi có sức mạnh hơn mười vạn quân- Phan Huy Chú), Viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời (Lê Quý Đôn), đã từng lớn tiếng sỉ vả thiên tử nhà Minh là Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng (Bình Ngô đại cáo), mà giờ đây thấy ngại, thấy sợ cái lưới trần vô hình vô ảnh đầy bất trắc oan nghiệt kia, thì sự chua chát đắng cay đã đến độ sâu thẳm rồi.
=> phải lánh về nằm nơi thôn dã miễn yên thân, thì cũng là một lẽ rất thường tình, là tâm sự có thể cảm thông.
b. Trúc mai chẳng phụ lòng quân tử
Viên hạc đà quen bạn dật dân
- Trúc và mai, chắc là chẳng phụ lòng người quân tử như ta; hoặc là ta chẳng bao giờ phụ cái tình tri âm tri kỷ của trúc và mai, cũng là những cốt cách quân tử đáng trọng ở đời. Từ lều tranh nơi rừng suối ra đi giúp đời giúp nước, rồi lại đeo đẳng ở chốn quyền môn, là phụ với rừng suối, với trúc mai. Bây giờ thì Ngại ở nhân gian lưới trần, ta về đây với lời hứa năm xưa, với những bạn dật dân nơi thôn dã, khỏi phụ lòng trúc mai quân tử. Còn như Viên (vượn) và chim hạc, vốn chẳng xa lạ gì, đều là những bạn quen, thân thiết với kẻ dật dân là ta, cũng đều là tri âm tri kỷ cả! Hình như Ức Trai muốn xua đi những ký ức buồn, xua đi tất cả những lời thị phi bắng nhắng “đắng lỗ tai” để tâm hồn thanh sạch, như một tiên ông thoát tục…
=> Từ đây, chúng ta cũng phần nào thấy được sự bất lực của Nguyễn Trãi khi đối diện với sự mục nát của thế sự, của thần triều. Những điều đó đánh gục người quân tử, khiến người quân tử phải lánh mình ở nơi nhân gian yên bình nhàm chán. Vốn dĩ miền quê thôn dã, trúc mạc, hạc đà chẳng thể so với sự phồn hoa của chốn thành đô, nhưng đó lại là cách giải thoát, là niềm vui của bậc vĩ nhân đã chán chường cảnh của nhân thế.
c. Hái cúc ương lan hương bén áo
Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn
=> Đây là một câu thơ thần diệu
- Hái hoa cúc, ương (trồng) cây lan mà cảm thấy như hương lan hương cúc đang còn bén, còn bám vào, còn đậu vào áo, thì cả không gian, cả trời đất như sực nức mùi hương hoa rồi. Con người như thể đang chìm đắm trong hương hoa dìu dịu của đất trời. Lại khi tìm mai để thưởng ngoạn, chân bước như vướng phải ánh trăng, như dẫm lên màu trăng tươi trăng nõn mà đi… Còn như sương giá (tuyết) thì bám vào khăn như thể những bông hoa trắng tinh, thấm vào khăn, xâm khăn, chủ động và rất có tình…Quả là những câu thơ vừa ảo vừa thực, sinh động và đẹp long lanh, không ít trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, nhưng lại thật hiếm thấy trong thơ Nôm đương thời và cả mấy trăm năm sau đó.
d. Hai câu kết:
Đàn cầm suối trong tai dội
Còn một non xanh là cố nhân
=> tác giả đã vẽ mắt cho bức hoạ bằng thơ, bằng một thứ âm thanh trong vắt, ấy là tiếng suối róc rách, nghe êm như tiếng đàn cầm dội vào trong tai. Cũng có khi tiếng đàn cầm kia dội bên tai, như ở một số bài thơ khác của Tiên sinh đã từng viết, nhưng đây là tiếng đàn cầm dội vào trong tai, nghĩa là tiếng đàn ấy có thể đã có sẵn rồi, luôn để sẵn rồi, có thể nghe thấy nó bất cứ lúc nào khi tâm đã tĩnh. Với Tiên sinh lúc này, chỉ có, chỉ còn một non xanh làm cố nhân mà thôi!
=> Thuật hứng-Bài 15- của Nguyễn Trãi, chất liệu thơ vẫn là những hình ảnh quen thuộc, như hương lan hương cúc, cây trúc, hoa mai, rồi vượn rồi hạc, rồi suối và núi non…Khác chăng là khác ở cấu trúc nội hàm, ở ngữ nghĩa biểu thị, làm giàu có thêm phong vị uyển chuyển của ngôn từ và âm giai của tư tưởng! Mỗi chữ trong bài thơ đều có hồn, như thể chúng đang đi lại, đang tỏa hương, đang nói cười và sắp sửa tuyên ngôn một điều gì đó huyền bí mông lung.
III. KB: Nêu cảm nhận chung về bài thơ: Thuật hứng 15 đã cho người đọc cái nhìn trần trụi mà nên thơ, mơ mộng lại đầy nghiệt ngã về cuộc sống của Nguyễn Trãi. Người cao nhân chỉ đành trốn về ở ẩn bởi thế sự thăng trầm, thối nát của triều chính, bởi đã quá chán nản với cuộc đời. Cảnh đẹp, nhưng phảng phất đâu đó vẫn là nỗi buồn, vẫn là sự nuối tiếc thở than của bậc cao nhân.
DÀN Ý
I. MB:
- Nguyễn Trãi (1380-1442) là ngôi sao Khuê lấp lánh trên bầu trời Đại việt trong thế kỷ 15. “Quốc âm thi tập” và “Ức trai thi tập” là hai kiệt tác trong nền thơ ca Việt Nam. Riêng “Quốc âm thi tập” – là một tập thơ viết bằng chữ Nôm ra đời sớm nhất mà ta còn giữ được gồm 254 bài – nó như ánh hào quang củ ngôi sao Khuê lấp lánh xuyên suốt hành trình thiên niên kỷ của dân tộc.“Quốc âm thi tập” nhìn chung không có tên bải riêng cho mỗi bài thơ. Nguyễn Trãi nhóm thành nhiều chùm thơ: Ngôn chí, Mạn thuật, Trần tình, Thuật hứng, Tự thán, Tức sự, Bảo kính cảnh giớ.v.v… Đây là bài thơ số 15 trong chùm thơ “Thuật hứng” 25 bài.
II. TB
1. Giới thiệu chung
- Bài thơ này Nguyễn Trãi làm khi đã về ở ẩn tại lều tranh quê nhà Côn Sơn, Chí Linh, Hải Dương. Tiên sinh giờ đây như một ẩn sĩ, như một thường dân, lại như một thi sĩ lánh đời ở chốn nước mây, ngoài vòng danh lợi phù phiếm, sau khi đã chịu nhiều bầm dập đớn đau về thể xác và nhất là tinh thần, như thể một cánh chim đã “phải cung nên cũng sợ làn cây cong”...
2. Phân tích
a. Ngại ở nhân gian lưới trần
Thì nằm thôn dã miễn yên thân
- Ngại, là ngại ngần, sợ hãi lắm cái lưới trần, vô hình vô ảnh ở chốn trần gian này. Một người anh hùng dân tộc, đã từng vung bút đuổi hàng chục vạn quân thù (Văn chương Nguyễn Trãi có sức mạnh hơn mười vạn quân- Phan Huy Chú), Viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời (Lê Quý Đôn), đã từng lớn tiếng sỉ vả thiên tử nhà Minh là Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng (Bình Ngô đại cáo), mà giờ đây thấy ngại, thấy sợ cái lưới trần vô hình vô ảnh đầy bất trắc oan nghiệt kia, thì sự chua chát đắng cay đã đến độ sâu thẳm rồi.
=> phải lánh về nằm nơi thôn dã miễn yên thân, thì cũng là một lẽ rất thường tình, là tâm sự có thể cảm thông.
b. Trúc mai chẳng phụ lòng quân tử
Viên hạc đà quen bạn dật dân
- Trúc và mai, chắc là chẳng phụ lòng người quân tử như ta; hoặc là ta chẳng bao giờ phụ cái tình tri âm tri kỷ của trúc và mai, cũng là những cốt cách quân tử đáng trọng ở đời. Từ lều tranh nơi rừng suối ra đi giúp đời giúp nước, rồi lại đeo đẳng ở chốn quyền môn, là phụ với rừng suối, với trúc mai. Bây giờ thì Ngại ở nhân gian lưới trần, ta về đây với lời hứa năm xưa, với những bạn dật dân nơi thôn dã, khỏi phụ lòng trúc mai quân tử. Còn như Viên (vượn) và chim hạc, vốn chẳng xa lạ gì, đều là những bạn quen, thân thiết với kẻ dật dân là ta, cũng đều là tri âm tri kỷ cả! Hình như Ức Trai muốn xua đi những ký ức buồn, xua đi tất cả những lời thị phi bắng nhắng “đắng lỗ tai” để tâm hồn thanh sạch, như một tiên ông thoát tục…
=> Từ đây, chúng ta cũng phần nào thấy được sự bất lực của Nguyễn Trãi khi đối diện với sự mục nát của thế sự, của thần triều. Những điều đó đánh gục người quân tử, khiến người quân tử phải lánh mình ở nơi nhân gian yên bình nhàm chán. Vốn dĩ miền quê thôn dã, trúc mạc, hạc đà chẳng thể so với sự phồn hoa của chốn thành đô, nhưng đó lại là cách giải thoát, là niềm vui của bậc vĩ nhân đã chán chường cảnh của nhân thế.
c. Hái cúc ương lan hương bén áo
Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn
=> Đây là một câu thơ thần diệu
- Hái hoa cúc, ương (trồng) cây lan mà cảm thấy như hương lan hương cúc đang còn bén, còn bám vào, còn đậu vào áo, thì cả không gian, cả trời đất như sực nức mùi hương hoa rồi. Con người như thể đang chìm đắm trong hương hoa dìu dịu của đất trời. Lại khi tìm mai để thưởng ngoạn, chân bước như vướng phải ánh trăng, như dẫm lên màu trăng tươi trăng nõn mà đi… Còn như sương giá (tuyết) thì bám vào khăn như thể những bông hoa trắng tinh, thấm vào khăn, xâm khăn, chủ động và rất có tình…Quả là những câu thơ vừa ảo vừa thực, sinh động và đẹp long lanh, không ít trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, nhưng lại thật hiếm thấy trong thơ Nôm đương thời và cả mấy trăm năm sau đó.
d. Hai câu kết:
Đàn cầm suối trong tai dội
Còn một non xanh là cố nhân
=> tác giả đã vẽ mắt cho bức hoạ bằng thơ, bằng một thứ âm thanh trong vắt, ấy là tiếng suối róc rách, nghe êm như tiếng đàn cầm dội vào trong tai. Cũng có khi tiếng đàn cầm kia dội bên tai, như ở một số bài thơ khác của Tiên sinh đã từng viết, nhưng đây là tiếng đàn cầm dội vào trong tai, nghĩa là tiếng đàn ấy có thể đã có sẵn rồi, luôn để sẵn rồi, có thể nghe thấy nó bất cứ lúc nào khi tâm đã tĩnh. Với Tiên sinh lúc này, chỉ có, chỉ còn một non xanh làm cố nhân mà thôi!
=> Thuật hứng-Bài 15- của Nguyễn Trãi, chất liệu thơ vẫn là những hình ảnh quen thuộc, như hương lan hương cúc, cây trúc, hoa mai, rồi vượn rồi hạc, rồi suối và núi non…Khác chăng là khác ở cấu trúc nội hàm, ở ngữ nghĩa biểu thị, làm giàu có thêm phong vị uyển chuyển của ngôn từ và âm giai của tư tưởng! Mỗi chữ trong bài thơ đều có hồn, như thể chúng đang đi lại, đang tỏa hương, đang nói cười và sắp sửa tuyên ngôn một điều gì đó huyền bí mông lung.
III. KB: Nêu cảm nhận chung về bài thơ: Thuật hứng 15 đã cho người đọc cái nhìn trần trụi mà nên thơ, mơ mộng lại đầy nghiệt ngã về cuộc sống của Nguyễn Trãi. Người cao nhân chỉ đành trốn về ở ẩn bởi thế sự thăng trầm, thối nát của triều chính, bởi đã quá chán nản với cuộc đời. Cảnh đẹp, nhưng phảng phất đâu đó vẫn là nỗi buồn, vẫn là sự nuối tiếc thở than của bậc cao nhân.