Chi tiết câu hỏi

Lớp 10 • Ngữ Văn
Hỏi nhanh
Gia sư đã trả lời
thời gian19:26, 04/12/2022
giúp em với ạ.............

Trả lời

Gia sư Hải Yến

19:44, 04/12/2022

Bạn tham khảo nhé 

TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN QUA TÁC PHẨM TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM
1. TÓM TẮT
Hiện nay, chúng ta đã và đang được học rất nhiều tác phẩm thuộc về văn học dân gian. Tuy nhiên, khi đọc các tác phẩm này, chúng ta thường chỉ tập trung vào các sự việc xảy ra trong câu chuyện mà quên mất những nét đặc sắc về đặc điểm thể loại. Vì thế, thông qua bài báo cáo "Tìm hiểu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của một số thể loại văn học dân qua tác phẩm truyện cổ tích tấm cám ", nhóm tôi sẽ cung cấp những tri thức bổ ích nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn. Khái lược về văn học dân gian Khái niệm văn học dân gian
Văn học dân gian chính là những sáng tác của một tập thể, được lưu truyền bằng miệng. Các sáng tác thuộc văn học dân gian ra đời từ thời công thủy nguyên sơ, trải qua vô vàn thời kì, tiếp tục tồn tại đến thời đại hiện nay.
Ở Việt Nam, văn học dân gian còn được gọi với rất nhiều cái tên khác như: văn chương bình dân, văn chương truyền khẩu, văn nghệ dân gian, sáng tác dân gian. Các thể loại của văn học dân gian. Tục ngữ câu đố Các thể loại tự sự dân gian: thần thoại, truyện cổ tích,….. Các thể loại trữ tình dân ca: Ca dao, dân ca Sân khấu, chèo sân đình,
2. Thể loại truyện cổ tích
a. Khái niệm truyện cổ tích
Truyện cổ tích là loại truyện kể dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật như: nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ,... Truyện thể hiện cách nhìn nhận của người xưa về cuộc sống, đồng thời bày tỏ khát vọng, mơ ước về một cuộc sống hạnh phúc, tươi đẹp. Đặc điểm nội dung của truyện cổ tích
Truyện cổ tích chủ yếu phản ánh các cuộc đấu tranh trong xã hội. Truyện cổ tích đặt ra các vấn đề liên quan đến mâu thuẫn giai cấp. Ta có thể bắt gặp nội dung này trong một số truyện thân thuộc "Thạch Sanh", "Tấm Cám".
b. Chủ đề của truyện cổ tích thường rất phong phú. Song, chủ đề nổi bật và quen thuộc nhất vẫn là ước mơ về một xã hội công bằng, lí tưởng, hạnh phúc, cái thiện chiến thắng cái ác. Những truyện "Cây tre trăm đốt", "Em bé thông minh",... là các ví dụ tiêu biểu.
2. Đặc điểm nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám
a, cốt truyện
Truyện kể về hai nhân vật chính là Tấm và Cám. Tấm hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ nhưng bố mất sớm nên phải ở với dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử tàn nhẫn, bất công, phải làm hết mọi công việc trong nhà.
Một lần dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tép, ai được nhiều sẽ thưởng. Tấm chăm chỉ bắt nên được giỏ được đầy còn Cám rong chơi nên giỏ trống không. Thấy vậy, Cám lừa Tấm và trút hết giỏ tôm tép vào giỏ của mình.
Tấm ngồi khóc nức nở thì được bụt hiện lên giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt mà Tấm có người bạn để tâm sự là cá bống, có quần áo mặc đi chơi hội, được bầy chim sẻ giúp đỡ. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, xem ai đi vừa chiếc giày tìm thấy ở khúc sông hôm hội làng sẽ được làm hoàng hậu, và Tấm đi vừa vì đó chính là đôi giày nàng đánh rơi.
Thấy vậy, mẹ con Cám ghen tị, nên nhân một lần Tấm về giỗ cha đã tìm cách hại chết Tấm. Sau lần ấy, Cám vào cung tiến vua thay Tấm. Tấm lần lượt hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ.
Sau bao nhiêu khó khăn, cô Tấm được trở lại làm người và quay trở về sống hạnh phúc bên vua. Còn mẹ con Cám nhận trừng phạt thích đáng là cái chết.
b. Thể loại
- Truyện Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích thần kì
- Theo thống kê trên thế giới có 564 kiểu truyện Tấm Cám, ở Việt Nam có 30 kiểu truyện Tấm Cám.
c. Nhân vật Tấm
- Cuộc sống nghèo khó.
- Mồ côi mẹ từ nhỏ.
- Sau mấy năm cha cũng mất => Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám.
=> Hoàn cảnh đáng thương, côi cút, cô đơn. Không gian, thời gian nghệ thuật.
d. Không gian, thời gian nghệ thuật thường phiếm chỉ, không rõ ràng. Đặc biệt, truyện cổ tích thường bắt đầu với mô-típ thời gian là "ngày xửa ngày xưa", "ngày xưa".
e. Người kể chuyện
Trước hết, người kể chuyện là vai do tác giả tạo ra để kể lại các sự việc. Trong truyện cổ tích, người kể chuyện ở ngôi thứ ba.
3. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thật qua câu truyện Tấm Cám
a. Giá trị nội dung
    - Sự biến hóa của Tấm đã thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây chính là sức mạnh của cái thiện thắng cái ác và cũng thể hiện niềm tin của nhân dân ta vào sự công bằng trong xã hội: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo
    - Mâu thuẫn và xung đột trong truyện đã phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ.
b. Giá trị nghệ thuật
    - Sử dụng các yếu tố kì ảo, hoang đường với sự xuất hiện của ông Bụt và những lần biến thân của Tấm
    - Sự chuyển biến trong những lần biến thân của Tấm là một dụng ý nghệ thuật: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình. Đó cũng là chân lí trong cuộc sống và tâm lí của mỗi con người, có áp bức thì sẽ có đấu tranh.
4. Kết luận
Qua bài nghiên cứu và báo cáo đã cung cấp các thông tin về hình thức văn học dân gian qua câu truyện cổ tích Tấm Cám.

Bạn muốn hỏi điều gì?

question icon ĐẶT CÂU HỎI

500.000+

Lượt tải

10.000+

Câu hỏi được giải mỗi ngày

5.000+

Gia sư giải đáp

Ghé thăm ứng dụng của chúng tôi

CoLearn - Nền tảng học tập kết nối

intro-cut