Hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu một danh lam thắng cảnh( di tích lịch sử) của Hà Nội với bạn bè quốc tế Lưu ý : đây là dạng bài đóng vai trò chú ý ngôi kể( ngôi kể thứ nhất ) Mình cần gấp lắm nên để điểm cao cho bạn nào nhanh và hay nhất ( không cần quá dài ) Cảm ơn nhiều Hứa 5 sao và tlhn cho người thực hiện đúng yêu cầu trên
Trả lời
GS. Nguyễn Thị Quỳnh
14:02, 30/11/2021
Kính chào quý vị, tôi là hướng dẫn viên du lịch của đoàn mình trong chuyến tham quan các thắng cảnh di tích lịch sử tại Hà Nội lần này. Tôi thực sự rất vui và hạnh phúc khi được đồng hành cùng quý vị trong chuyến đi mang đầy ý nghĩa tuyệt vời của tình hữu nghị các quốc gia lần này. Tôi cảm thấy thực sự tự hào khi được đứng ở đây hôm nay và giới thiệu với quý vị bạn bè quốc tế về danh lam thắng cảnh của Hà Nội, thủ đô Việt Nam yêu dấu. Thưa quý vị, từ bao đời nay, đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh chạy dọc dài khắp đất nước. Người Việt Nam có quyền tự hào về những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp gợn sóng êm ả; hay những đỉnh núi hùng vĩ sừng sững có thời tiết ôn hòa quanh năm,... và gọi chúng là biểu tượng du lịch Việt Nam. Hàng năm, những biểu tượng du lịch đó của Việt Nam đều thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá. Tại thủ đô Hà Nội, một danh lam thắng cảnh mà là biểu tượng của du lịch Việt Nam rất nổi tiếng đối với khách du lịch trong nước và quốc tế đó chính là tổ hợp Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn tọa lạc tại hồ Gươm.
Nơi quý vị đang dừng chân đây, nằm tại vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm- trái tim của thủ đô, hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) là danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của riêng dân tộc Việt Nam. Theo nhiều tài liệu sử học ghi lại, hồ đã xuất hiện từ vài nghìn năm trước, trải qua biết bao thăng trầm và 1 vài lần thay họ đổi tên. Ngày nay, tên gọi hồ “Hoàn Kiếm” xuất hiện gắn liền với sự kiện đánh giặc Minh của dân tộc ta. Truyền thuyết kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIV, quân Minh sang xâm lược, cướp bóc và đô hộ nhân dân ta rất dã man và tàn nhẫn. Kính thưa quý vị, lúc ấy, có vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đứng lên lãnh đạo quân và dân ta khởi nghĩa chống lại nhà Minh nhưng do lực lượng non trẻ, khởi nghĩa thường xuyên thất bại và bị đàn áp. Cho đến 1 ngày, Lê Lợi nhận được thanh gươm Thuận Thiên, chính là sự giúp đỡ của thần linh. Nhờ thanh gươm thần này, Lê Lợi đánh trận nào thắng trận đó, đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta và chính thức lên ngôi vào năm 1428. Khi đất nước đã hoàn toàn hòa bình, 1 ngày nọ, khi vua Lê Lợi đang đi thuyền rồng để ngắm cảnh trên hồ, thì có rùa thần nổi lên và yêu cầu nhà vua trả lại thanh gươm thần năm nào. Từ đó, tên gọi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Ngày nay, khi đến với Hồ Gươm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Rùa đứng trên một gò đất cao trên mặt hồ Gươm mang vẻ đẹp cổ kính từ lâu đời, là nơi lưu dấu những ký ức về những năm tháng lịch sử hào hùng đã đi qua của non sông. Nơi đây bình yên trường tồn với những tháng năm trôi qua của Hà Nội và trở thành biểu tượng du lịch của Việt Nam. Cảnh sắc hai bên hồ lúc nào cũng tràn ngập cây cối và những vườn hoa tươi thắm thi nhau khoe sắc. Những cây cổ thụ rợp bóng và những hàng liễu rủ xanh như soi mình xuống mặt nước phẳng lặng, bình yên. Hàng ngày, người dân thủ đô đến bờ hồ để tập thể dục và tận hưởng bầu không khí trong lành. Cuối tuần, khi tuyến phố đi bộ xung quanh hồ mở thì nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân đến vui chơi, chụp ảnh và khám phá.
Như quý vị có thể thấy, Cùng trên mặt hồ Gươm là đền Ngọc Sơn linh thiêng cổ kính. Ngày nay, toàn bộ khu di tích đền Ngọc Sơn được cây xanh bao bọc, che phủ, tạo thành 1 không gian tâm linh, văn hóa khép kín, uy nghiêm, linh thiêng giữa lòng Hà Nội. Đền thờ Văn Xương đế quân và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nên mọi người đến cầu cho chuyện học hành sự nghiệp, gia đình,... rất đông đúc. Ngoài ra, đền mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Khi đến với đền, du khách cần chú ý mua vé theo hướng dẫn của nhân viên di tích đền; ăn mặc kín đáo, lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, đi lại nhẹ nhàng; một người chỉ thắp một nén hương và không khạc nhổ, không vứt rác bừa bãi. Khi lễ trong đền Ngọc Sơn, điều quan trọng nhất chính là lòng thành tâm hướng Phật. Du khách cần lễ ở đền chính trước, rồi đi theo hướng từ phải sang trái mà đi sâu vào bên trong đền. Trong quá trình đi vào đền, chúng ta cần đi vào từ phía hai cửa bên chứ không đi vào bằng cửa chính; tuyệt đối không dẫm lên bậu cửa; không nói to; không nói lời bất kính với Phật, danh nhân trong đền; không chỉ tay, sờ tùy tiện vào tượng.
Nào chúng ta cùng vào bên trong khám phá đền Ngọc Sơn. Để vào được bên trong khu di tích quốc gia đền Ngọc Sơn, du khách phải đi qua 3 cái cổng. Cổng thứ nhất được xây theo kiểu kiến trúc đối xứng 2 bên của Trung Quốc và nổi bật là 2 chữ Nho màu đỏ. Chữ bên trái là chữ “Lộc”, còn chữ bên phải là chữ “Phúc”. Theo quan điểm của người Việt Nam xưa, 3 thứ làm nên hạnh phúc của bất cứ 1 gia đình nào là Phúc, Lộc và Thọ. Sau khi đi qua cổng thứ nhất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Bút. Công trình Tháp Bút cao đến 10 mét này tượng trưng cho cây bút lông đứng trên một ngọn núi hình quả đào. Ngọn núi này tượng trưng cho một nền tảng vững chắc để cây bút lông đứng trên, để nền giáo dục thịnh vượng muôn đời. Trên Tháp Bút có dòng chữ “Viết lên trời xanh” và có tương truyền rằng, đúng 12 giờ trưa khi ánh nắng chiếu vào, bóng của Tháp Bút sẽ đổ đúng vào bát mực trên cổng thứ 3 để viết những nét mực lên trời xanh. Tháp Bút chính là công trình kiến trúc tượng trưng cho truyền thống hiếu học của bao thế hệ cha anh nước Việt. Công trình chính là lời chào mừng tới du khách đi vào một ngôi đền tượng trưng cho nền văn học, thi ca đồ sộ của dân tộc Việt Nam hiếu học. Ngoài ra, trên Tháp Bút có một ngôi đền nhỏ mà người tham quan đi qua bái lạy để nhận được sự cho phép vào đền. Đi theo con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng chiếc cổng thứ 2. Chiếc cổng này là công trình kiến trúc thể hiện sự du nhập của Đạo giáo vào đất nước ta. Bên phải là biểu tượng của rồng Việt Nam, bên trái là biểu tượng của hổ. Theo quan điểm phong thủy, hổ và rồng đều là những linh vật tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng, quốc thái dân an của một đất nước. Theo hướng tay của tôi, tiếp đến là chiếc cổng thứ 3 dẫn vào đền Ngọc Sơn. Trên chiếc cổng thứ 3, du khách có thể thấy rõ hình ảnh của 1 nghiên mực. Chiếc nghiên mực này được đặt ở đây để bóng của Tháp Bút ngoài cổng có thể đổ xuống lúc 12 giờ trưa, chấm mực và viết những nét mực đó lên bầu trời xanh, thể hiện khát vọng của sĩ phu nước Việt. Sau chiếc cổng thứ 3, du khách sẽ đi trên cầu Thê Húc dẫn vào khu đền chính của đền Ngọc Sơn, nơi mà du khách sẽ được hưởng trọn sự giao hòa với thiên nhiên trong lành. Được xây dựng vào năm 1865, cầu Thê Húc được làm bằng những các loại gỗ tốt và sơn màu đỏ. Không những vậy, cầu Thê Húc còn được biết đến với cái tên “Cây cầu ánh sáng” bởi vì khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, cả cây cầu dường như hấp thụ toàn bộ ánh sáng rực rỡ ấy làm cho màu đỏ của cây cầu cũng vì thế mà trở nên lấp lánh hơn bao giờ hết. Đền Ngọc Sơn nằm giữa lòng Hồ Gươm cổ kính- trái tim của Thủ đô Hà Nội. Lịch sử của đền là đền được xây dựng từ thế kỉ XIX và được mệnh danh là không gian văn hóa tâm linh trên Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng. Tất cả tạo nên 1 tổng thể kiến trúc hợp nhất giữa con người và đất trời. Thưa quý vị, đây là một ngôi đền cổ kính thờ thần văn chương khoa cử Văn Xương đế quân và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người lãnh đạo nhân dân ta trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Hơn nữa, trong đền còn có tiêu bản cụ Rùa được đặt trong lồng kính. Ngoài sân đền, có đình Trấn Ba là nơi người dân ngồi nghỉ ngơi và hóng gió từ hồ Gươm thổi vào. Phía sau đình Trấn Ba, có con đường nhỏ đặt trên hồ Gươm, du khách có thể đi trên con đường đó để ngắm toàn bộ cảnh hồ Gươm bình yên, thơ mộng.
Khu vực Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là những di tích lịch sử của quốc gia. Du khách đến đây đều sẽ có cơ hội được khám phá và chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Kết thúc chuyến đi ngày hôm nay, tôi mong quý vị và bạn bè đến từ khắp nơi trên thế giới đã có thêm những góc nhìn mới và bổ ích về văn hóa kiến trúc Việt Nam. Tôi cảm thấy rất vui và tự hào trong suốt chuyến đi khi có thể góp một chút sức lực nhỏ bé vào tình hữu nghị giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Cảm ơn quý bạn bè quốc tế đã đồng hành cùng tôi trong chuyến đi lần này. Chúc mọi người nhiều sức khỏe và bình an trong thời gian du lịch Việt Nam. Cảm ơn mọi người!
Nơi quý vị đang dừng chân đây, nằm tại vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm- trái tim của thủ đô, hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) là danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của riêng dân tộc Việt Nam. Theo nhiều tài liệu sử học ghi lại, hồ đã xuất hiện từ vài nghìn năm trước, trải qua biết bao thăng trầm và 1 vài lần thay họ đổi tên. Ngày nay, tên gọi hồ “Hoàn Kiếm” xuất hiện gắn liền với sự kiện đánh giặc Minh của dân tộc ta. Truyền thuyết kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIV, quân Minh sang xâm lược, cướp bóc và đô hộ nhân dân ta rất dã man và tàn nhẫn. Kính thưa quý vị, lúc ấy, có vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đứng lên lãnh đạo quân và dân ta khởi nghĩa chống lại nhà Minh nhưng do lực lượng non trẻ, khởi nghĩa thường xuyên thất bại và bị đàn áp. Cho đến 1 ngày, Lê Lợi nhận được thanh gươm Thuận Thiên, chính là sự giúp đỡ của thần linh. Nhờ thanh gươm thần này, Lê Lợi đánh trận nào thắng trận đó, đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta và chính thức lên ngôi vào năm 1428. Khi đất nước đã hoàn toàn hòa bình, 1 ngày nọ, khi vua Lê Lợi đang đi thuyền rồng để ngắm cảnh trên hồ, thì có rùa thần nổi lên và yêu cầu nhà vua trả lại thanh gươm thần năm nào. Từ đó, tên gọi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Ngày nay, khi đến với Hồ Gươm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Rùa đứng trên một gò đất cao trên mặt hồ Gươm mang vẻ đẹp cổ kính từ lâu đời, là nơi lưu dấu những ký ức về những năm tháng lịch sử hào hùng đã đi qua của non sông. Nơi đây bình yên trường tồn với những tháng năm trôi qua của Hà Nội và trở thành biểu tượng du lịch của Việt Nam. Cảnh sắc hai bên hồ lúc nào cũng tràn ngập cây cối và những vườn hoa tươi thắm thi nhau khoe sắc. Những cây cổ thụ rợp bóng và những hàng liễu rủ xanh như soi mình xuống mặt nước phẳng lặng, bình yên. Hàng ngày, người dân thủ đô đến bờ hồ để tập thể dục và tận hưởng bầu không khí trong lành. Cuối tuần, khi tuyến phố đi bộ xung quanh hồ mở thì nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân đến vui chơi, chụp ảnh và khám phá.
Như quý vị có thể thấy, Cùng trên mặt hồ Gươm là đền Ngọc Sơn linh thiêng cổ kính. Ngày nay, toàn bộ khu di tích đền Ngọc Sơn được cây xanh bao bọc, che phủ, tạo thành 1 không gian tâm linh, văn hóa khép kín, uy nghiêm, linh thiêng giữa lòng Hà Nội. Đền thờ Văn Xương đế quân và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nên mọi người đến cầu cho chuyện học hành sự nghiệp, gia đình,... rất đông đúc. Ngoài ra, đền mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Khi đến với đền, du khách cần chú ý mua vé theo hướng dẫn của nhân viên di tích đền; ăn mặc kín đáo, lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, đi lại nhẹ nhàng; một người chỉ thắp một nén hương và không khạc nhổ, không vứt rác bừa bãi. Khi lễ trong đền Ngọc Sơn, điều quan trọng nhất chính là lòng thành tâm hướng Phật. Du khách cần lễ ở đền chính trước, rồi đi theo hướng từ phải sang trái mà đi sâu vào bên trong đền. Trong quá trình đi vào đền, chúng ta cần đi vào từ phía hai cửa bên chứ không đi vào bằng cửa chính; tuyệt đối không dẫm lên bậu cửa; không nói to; không nói lời bất kính với Phật, danh nhân trong đền; không chỉ tay, sờ tùy tiện vào tượng.
Nào chúng ta cùng vào bên trong khám phá đền Ngọc Sơn. Để vào được bên trong khu di tích quốc gia đền Ngọc Sơn, du khách phải đi qua 3 cái cổng. Cổng thứ nhất được xây theo kiểu kiến trúc đối xứng 2 bên của Trung Quốc và nổi bật là 2 chữ Nho màu đỏ. Chữ bên trái là chữ “Lộc”, còn chữ bên phải là chữ “Phúc”. Theo quan điểm của người Việt Nam xưa, 3 thứ làm nên hạnh phúc của bất cứ 1 gia đình nào là Phúc, Lộc và Thọ. Sau khi đi qua cổng thứ nhất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Bút. Công trình Tháp Bút cao đến 10 mét này tượng trưng cho cây bút lông đứng trên một ngọn núi hình quả đào. Ngọn núi này tượng trưng cho một nền tảng vững chắc để cây bút lông đứng trên, để nền giáo dục thịnh vượng muôn đời. Trên Tháp Bút có dòng chữ “Viết lên trời xanh” và có tương truyền rằng, đúng 12 giờ trưa khi ánh nắng chiếu vào, bóng của Tháp Bút sẽ đổ đúng vào bát mực trên cổng thứ 3 để viết những nét mực lên trời xanh. Tháp Bút chính là công trình kiến trúc tượng trưng cho truyền thống hiếu học của bao thế hệ cha anh nước Việt. Công trình chính là lời chào mừng tới du khách đi vào một ngôi đền tượng trưng cho nền văn học, thi ca đồ sộ của dân tộc Việt Nam hiếu học. Ngoài ra, trên Tháp Bút có một ngôi đền nhỏ mà người tham quan đi qua bái lạy để nhận được sự cho phép vào đền. Đi theo con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng chiếc cổng thứ 2. Chiếc cổng này là công trình kiến trúc thể hiện sự du nhập của Đạo giáo vào đất nước ta. Bên phải là biểu tượng của rồng Việt Nam, bên trái là biểu tượng của hổ. Theo quan điểm phong thủy, hổ và rồng đều là những linh vật tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng, quốc thái dân an của một đất nước. Theo hướng tay của tôi, tiếp đến là chiếc cổng thứ 3 dẫn vào đền Ngọc Sơn. Trên chiếc cổng thứ 3, du khách có thể thấy rõ hình ảnh của 1 nghiên mực. Chiếc nghiên mực này được đặt ở đây để bóng của Tháp Bút ngoài cổng có thể đổ xuống lúc 12 giờ trưa, chấm mực và viết những nét mực đó lên bầu trời xanh, thể hiện khát vọng của sĩ phu nước Việt. Sau chiếc cổng thứ 3, du khách sẽ đi trên cầu Thê Húc dẫn vào khu đền chính của đền Ngọc Sơn, nơi mà du khách sẽ được hưởng trọn sự giao hòa với thiên nhiên trong lành. Được xây dựng vào năm 1865, cầu Thê Húc được làm bằng những các loại gỗ tốt và sơn màu đỏ. Không những vậy, cầu Thê Húc còn được biết đến với cái tên “Cây cầu ánh sáng” bởi vì khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, cả cây cầu dường như hấp thụ toàn bộ ánh sáng rực rỡ ấy làm cho màu đỏ của cây cầu cũng vì thế mà trở nên lấp lánh hơn bao giờ hết. Đền Ngọc Sơn nằm giữa lòng Hồ Gươm cổ kính- trái tim của Thủ đô Hà Nội. Lịch sử của đền là đền được xây dựng từ thế kỉ XIX và được mệnh danh là không gian văn hóa tâm linh trên Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng. Tất cả tạo nên 1 tổng thể kiến trúc hợp nhất giữa con người và đất trời. Thưa quý vị, đây là một ngôi đền cổ kính thờ thần văn chương khoa cử Văn Xương đế quân và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người lãnh đạo nhân dân ta trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Hơn nữa, trong đền còn có tiêu bản cụ Rùa được đặt trong lồng kính. Ngoài sân đền, có đình Trấn Ba là nơi người dân ngồi nghỉ ngơi và hóng gió từ hồ Gươm thổi vào. Phía sau đình Trấn Ba, có con đường nhỏ đặt trên hồ Gươm, du khách có thể đi trên con đường đó để ngắm toàn bộ cảnh hồ Gươm bình yên, thơ mộng.
Khu vực Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là những di tích lịch sử của quốc gia. Du khách đến đây đều sẽ có cơ hội được khám phá và chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Kết thúc chuyến đi ngày hôm nay, tôi mong quý vị và bạn bè đến từ khắp nơi trên thế giới đã có thêm những góc nhìn mới và bổ ích về văn hóa kiến trúc Việt Nam. Tôi cảm thấy rất vui và tự hào trong suốt chuyến đi khi có thể góp một chút sức lực nhỏ bé vào tình hữu nghị giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Cảm ơn quý bạn bè quốc tế đã đồng hành cùng tôi trong chuyến đi lần này. Chúc mọi người nhiều sức khỏe và bình an trong thời gian du lịch Việt Nam. Cảm ơn mọi người!